1/ Kế hoạch đánh giặc, thời gian nổ ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884. 2/ Chiến thắng Cầu giấy

By Abigail

1/ Kế hoạch đánh giặc, thời gian nổ ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884.
2/ Chiến thắng Cầu giấy lần thứ nhất, lần hai
3/ Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (nhận xét, ý nghĩa).
4/ Xu hướng cứu nước: bạo động và cải cách gắn liền với một số nhà yêu nước tiêu biểu.

0 bình luận về “1/ Kế hoạch đánh giặc, thời gian nổ ra các sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884. 2/ Chiến thắng Cầu giấy”

  1. Năm 1858, liên quân Pháp  Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Quân Pháp sau đó mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn miền Nam Việt Nam. Năm 1862, vua Tự Đức  hiệp ước nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ, tạo thành 1 lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ) ở Nam Kỳ Lục tỉnh.

    Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ 1873-1886, Pháp dần xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ với lực lượng chủ chiến triều Nguyễn do Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Hoàng Kế Viêm lãnh đạo và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa lương-giáo, người Việt  người Hoa  phương Tây… Triều đình Huế không thể kiểm soát nổi tình hình. Nhà Thanh của Trung Quốc đem đại quân vào miền Bắc Việt Nam trên danh nghĩa giúp “chư hầu” nhà Nguyễn kháng Pháp, chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ trên chiến trường miền Bắc. Cuối cùng thì liên quân Thanh-Nguyễn đã thất bại và quân đội Pháp đã giành chiến thắng.

    Quân nhà Nguyễn tuy có quân Thanh và quân Cờ đen trợ chiến vẫn bị thất bại. Sau khi giành quyền làm chủ miền Bắc Việt Nam, chính phủ Pháp tuyên bố là họ sẽ bảo hộ Bắc Kỳ (Tonkin) và Trung Kỳ (Annam). Sau đó họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại.

    Diễn biến các phong trào[sửa | sửa mã nguồn]Phong trào Cần Vương[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Phong trào Cần Vương

    Sau khi nhà Nguyễn  Hòa ước Giáp Thân 1884, Đại Nam chính thức bị mất đi độc lập, bị chia cắt thành 3 miền và trở thành thuộc địa của Pháp  Đông Nam Á. Nhưng phái chủ chiến trong triều đình và các địa phương, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết  Nguyễn Văn Tường vẫn mưu khôi phục, xây dựng lực lượng, đưa Nguyễn Phúc Ưng Lịch lên ngôi vua (vua Hàm Nghi). Những hành động của phái chủ chiến khiến cho Pháp lo lắng và tìm cách tiêu diệt phái này.

    Trước sự uy hiếp đó, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước giành thế chủ động. Đêm mùng 4/7/1885, quân Phấn nghĩa của Tôn Thất Thuyết mở trận phản công ở Kinh thành Huế nhưng sau đó bị quân Pháp đẩy lùi, triều đình Hàm Nghi lui về Quảng Trị, rồi Hà Tĩnh. Ngày 13/7, Chiếu Cần Vương được ban ra, phái chủ chiến và các thổ hào ở các địa phương khởi nghĩa hưởng ứng, tạo nên phong trào Cần Vương.

    Các cuộc khởi nghĩa nổ ra rộng khắp và tập trung nhất ở các tỉnh đồng bằng nhưng cũng vì đó mà quân đội Pháp có thể dùng những ưu thế về hỏa lực để đàn áp các nghĩa quân. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kỳ này gồm có: khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Nghệ An, khởi nghĩa Bình Định, khởi nghĩa Thái Bình, Nam Định, hoạt động của Nghĩa hội Quảng Nam…

    Các thủ lĩnh tiêu biểu thời kỳ này gồm có: Mai Xuân Thưởng, Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Văn Dư, Phan Thanh Phiến, Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Tân, Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Cầm Bá Thước, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Đức Ngữ, Hoàng Văn Thuý, Đèo Văn Thanh, Đèo Văn Trị, Cầm Văn Toa, Nguyễn Văn Giáp, Tạ Hiện, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Đình Kinh…

    Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào bị suy yếu. Các lực lượng nghĩa quân bị đẩy lùi về các khu vực thượng du, trung du hay vùng lau sậy rậm rạp như Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân, Thanh Sơn của Đốc Ngữ, Rừng Già của Đề Kiều, Bãi Sậy, Hai Sông của Nguyễn Thiện Thuật, Hương Khê của Phan Đình Phùng  Cao Thắng…

    Tại Hùng Lĩnh, nghĩa quân bị đẩy lùi về miền tây Thanh Hoá. Năm 1892, Tống Duy Tân bị bắt, Cao Điển trốn ra Bắc, khởi nghĩa tan rã.

    Tại Bãi Sậy, tháng 7/1889, Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc, các căn cứ Bãi Sậy, Hai Sông lần lượt bị vỡ. Tới năm 1892 thì khởi nghĩa Bãi Sậy tan rã.

    Tại vùng núi phía Bắc, khi các thủ lĩnh Đốc Ngữ bị sát hại (1892), Đề Kiều ra hàng, phong trào suy yếu và tan rã.

    Sau năm 1892, phong trào giờ chỉ còn duy nhất nghĩa quân Hương Khê của Phan Đình Phùng. Cuối năm 1895, Phan Đình Phùng trúng đạn tử thương. Đến đầu năm 1896, quân Pháp  Nguyễn Thân đàn áp xong khởi nghĩa Hương Khê.

    Phong trào Cần Vương là phong trào cuối cùng của ý thức hệ phong kiến trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc  Việt Nam.

    Ngoài ra, thời kỳ này còn có khởi nghĩa Yên Thế. Mặc dù thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa này là Hoàng Hoa Thám có liên quan tới phong trào Cần Vương. Nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn được xem là khởi nghĩa nông dân tự phát. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài tới năm 1913.

    Phong trào trước Thế chiến I[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, và Đông Kinh nghĩa thục

    Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích kêu gọi thanh niên người Việt ra ngoại quốc, chủ yếu là Nhật Bản, để học tập và chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ hồi hương đấu tranh giành độc lập. Phan Châu Trinh đề xuất tư tưởng dân quyền, “tự lực khai hóa”, với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” để giải phóng dân tộc.

    Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam, lấy đó làm lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào Đông Du. Tổ chức này hoạt động tuyên truyền chống Pháp và tồn tại cho đến năm 1912 thì giải tán.

    Năm 1906, Phan Châu Trinh đề xướng phong trào Duy Tân, phong trào phát triển mạnh và 2 năm sau đã làm bùng lên phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908.

    Năm 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ và những người cùng chí hướng đã lập ra phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (東京義塾) nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam. Mục đích của phong trào là nâng cao dân trí trong các tầng lớp người Việt. Ban tổ chức đã mở những lớp dạy học miễn phí và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi các tư tưởng tiến bộ, mới mẻ, văn minh, và cổ động trong dân chúng.

    Năm 1908, các bồi bếp  lính khố xanh, lính khố đỏ trong quân đội Pháp đóng ở thành Hà Nội đã làm nên vụ Hà Thành đầu độc nhằm mưu sát các sĩ quan, thượng cấp người da trắng và gây binh biến. Kế hoạch đầu độc lính Pháp này có sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Yên Thế, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa. Cuộc binh biến đã bị đàn áp và thất bại.

    Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuất dương đến Pháp tìm hiểu về Pháp và các nước phương Tây, để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam.

    Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội để đánh Pháp bằng biện pháp vũ lực, và đã tạo ra nhiều tiếng vang lớn.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất[sửa | sửa mã nguồn]

    Trong những năm 1914-1918 là thời kỳ Việt Nam Quang phục hội hoạt động mạnh ở trong nước tuy Phan Bội Châu lúc này đang bị Trung Hoa Dân quốc bắt giam.

    Chi bộ Việt Nam Quang phục hội  Vân Nam do Đỗ Chân Thiết đứng đầu tổ chức âm mưu đánh úp Hà Nội nhưng không thành. Cuộc vây bắt của Pháp diễn ra từ đầu tháng 9 – cuối tháng 10/1914. Đỗ Chân Thiết và 58 người khác bị xử tử.

    Sau đó các Chi bộ ở trong nước mở các cuộc tấn công, tập kích vào các căn cứ của Pháp như tỉnh lị Phú Thọ (6/1/1915), Nho Quan, Lục Nam (10/1914), Bát Xắc (8/8/1916), Đồng Văn (3/3/1917)… nhưng cuối cùng đều thất bại.

    Đáng chú ý là kế hoạch đánh vào Móng Cái, Lạng Sơn, Hà Khẩu của các lãnh đạo Quang Phục hội vào đầu năm 1915. 3 cánh quân lần lượt do Nguyễn Mạnh Hiếu, Nguyễn Thượng Hiền  Hoàng Trọng Mậu chỉ huy. Nhưng do bất đồng ý kiến, nên chỉ có kế hoạch ở Lạng Sơn tiến hành 1 phần nhưng thất bại ở Tà Lùng.

    Từ Thế chiến I cho đến trước 1925[sửa | sửa mã nguồn]

    Năm 1923, tại Quảng Châu, Trung Quốc, do bất đồng với tư tưởng bảo thủ của nhóm cao niên trong Việt Nam Quang phục Hội, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lâm Đức Thụ đã tách ra riêng và thành lập Tân Việt Thanh niên Đoàn (Tâm Tâm Xã).

    Để thức tỉnh đồng bào và gây thanh thế, ngày 19/6/1924, Phạm Hồng Thái của Tân Việt Thanh niên Đoàn đã mưu sát toàn quyền Đông Dương Merlin tại khách sạn Victoria, Quảng Châu, Trung Quốc. Phạm Hồng Thái đã hy sinh và sự kiện này đã gây chấn động dư luận trong và ngoài Việt Nam.

    Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu và thuyết phục được những thành viên ưu tú của Tân Việt Thanh niên Đoàn tham gia thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội và họ đã trở thành những hạt nhân của tổ chức này. Tổ chức này cũng là 1 trong những tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tân Việt Thanh niên Đoàn giải tán vào năm 1925 và chuyển thành Thanh niên Cộng sản Đoàn.

    Phong trào cách mạng 1925-1930[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng Đảng, và Việt Nam Quốc dân Đảng

    Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với 9 cựu thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Nguyễn Ái Quốc là người lãnh đạo Hội. Các hội viên chủ chốt gồm có: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Phong, Lâm Đức Thụ… Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu, Trung Quốc.

    Cũng trong năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,… một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập,… và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai… đã lập ra Hội Phục Việt sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926 đổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng. Đến tháng 7/1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng thất bại. Ngày 14/7/1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng Đảng (Tân Việt).

    Đảng Tân Việt hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh nên các thành viên chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm Đường Kách Mệnh của ông được coi là “kim chỉ nam” của các thành viên Đảng Tân Việt. Một số đảng viên trẻ gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên còn lại thì ở lại tích cực chuẩn bị thành lập 1 chính đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin  tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc, còn một số khác thì chủ trương thành lập Liên đoàn Quốc gia.

    Năm 1927, Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài, Phạm Tuấn Lâm, Hồ Văn Mịch, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc… bí mật thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1929, đảng này thực hiện vụ ám sát Bazin, làm 1 thông điệp chính trị gửi đến toàn quyền Đông Dương, cảnh cáo chính sách bất công thuộc địa. Chủ trương hoạt động của Quốc dân đảng đề ra có 2 phần: “Giai đoạn phá hoại” và “Giai đoạn kiến thiết”. Vụ ám sát Bazin thuộc giai đoạn đầu. Năm 1929, sau những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một số lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương phản công bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang, chứ không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt.

    Năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng quyết định tiến hành khởi nghĩa. Khởi nghĩa bắt đầu ngày 9/2, nơi nổ súng đầu tiên là Yên Bái. Tại Yên Bái, Phú Thọ, quân đội Việt Nam Quốc dân đảng tạm chiếm một số nơi nhưng không giữ được. Tại Hà Nội chỉ kịp gây ra một số vụ nổ bom ở Sở sen đầm, Sở mật thám. Tại Kiến An, Hải Dương, mãi đến ngày 15/2 mới nổi dậy, chiếm được Vĩnh Bảo (Hải Dương) và Phụ Dực (Thái Bình), nhưng không đánh chiếm được Phả Lại, Hải Dương. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và tan rã. Đây là phong trào cuối cùng của ý thức hệ tư sản trong phong trào cách mạng chống Pháp ở Việt Nam. Từ đây, ngọn cờ cách mạng chống Pháp và vai trò lãnh đạo được giao vào tay giai cấp công nhân và các phong trào vô sản.

    Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Xô viết Nghệ Tĩnh

    Năm 1930, ở Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (hậu thân của Tân Việt Cách mạng Đảng), và An Nam Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, phong trào cách mạng ở Việt Nam với hạt nhân là lực lượng công nhân  nông dân đã chuyển biến mạnh mẽ. Đến tháng 9/1930, đã có hàng loạt cuộc đấu tranh quy mô lớn. Nông dân Nghệ-Tĩnh đã vũ trang tấn công vào bộ máy cai trị của chế độ thuộc địa, tiêu biểu như: Biểu tình của hơn 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (30/8/1930), của gần 20.000 nông dân huyện Thanh Chương (1/9/1930), của hơn 3.000 nông dân huyện Can Lộc (7/9/1930)…, đỉnh cao là cuộc biểu tình đẫm máu ngày 12/9/1930 của khoảng 8.000 nông dân phủ Hưng Nguyên kéo đến phủ lỵ với những khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến! Bỏ sưu thuế, chia ruộng đất“. Thực dân Pháp đã dùng máy bay ném bom, giết chết 217 người.

    Sự kiện này đã thổi bùng thêm ngọn lửa đấu tranh lan rộng khắp các địa phương trong tỉnh, kéo dài cho tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến và hình thành các Xô viết. Tại Nghệ An, tổ chức Nông hội với các hình thức Xô viết đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, 1 phần Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên  Diễn Châu.

    Tại Hà Tĩnh, các huyện Can Lộc, Thạch Hà  Đức Thọ có 172 xã thành lập Xô viết. Trong suốt thời gian tồn tại, các Xô viết đã đóng chức năng là chính quyền chuyên chính công nông, các đội “Tự vệ Đỏ” được lập ra để chống Pháp và trấn áp những người phản động. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã giành được sự ủng hộ dưới nhiều hình thức của các địa phương, đồng thời cũng kích thích phong trào cách mạng trên toàn quốc dâng cao.

    Khí thế của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9-10/1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Sự xuất hiện các Xô viết làm chức năng chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã phát triển ở nhiều vùng rộng lớn trong hai tỉnh Nghệ An  Hà Tĩnh.

    Cuối cùng, do thực lực yếu, thực dân Pháp xua quân tấn công, các Xô viết đều bị đàn áp, khủng bố và tan rã.[1]

    Phong trào dân chủ[sửa | sửa mã nguồn]Bài chi tiết: Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939)  Mặt trận Dân chủ Đông Dương

    Thập niên 1930, thế giới tư bản có sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít mà trục chính của nó là trục Bá Linh  La Mã  Đông Kinh, nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới đang tới gần. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII tại Moskva, Liên Xô với sự có mặt của 65 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu, lần đầu tiên tham dự Đại hội.

    Đại hội đó quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

    • Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
    • Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, giành tự do, dân chủ.
    • Xây dựng mặt trận thống nhất, đoàn kết rộng rãi.

    Các Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, Đảng Cộng sản Trung Quốc làm nòng cốt trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, nhằm đoàn kết mọi lực lượng chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, đòi dân chủ, tự do.

    Trước sức ép của Đảng Cộng sản Pháp và phong trào cánh tả Pháp, nhà cầm quyền Pháp đã phải thi hành một số thay đổi về chính sách. Với các nước thuộc địa, chính quyền Pháp đã có 3 quyết định rất quan trọng: Trả lại tự do cho tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra tình hình các thuộc địa, và thi hành một số cải cách xã hội.

    Cuối thập niên 1930, tình hình chính trị  xã hội  kinh tế  Đông Dương rất rối loạn, đời sống nhân dân rất khó khăn. Công nhân bị thất nghiệp, lương giảm. Nông dân không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ. Tư sản dân tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép. Tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp, lương thấp. Các tầng lớp lao động chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

    Trước tình hình thế giới  Việt Nam có nhiều biến đổi, tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì, đã họp tại Hồng Kông để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, xác định mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để tập hợp rộng rãi quần chúng nhân dân nhằm thực hiện được mục tiêu đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3/1938 được đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).

    Mở đầu là phong trào phong trào Đông Dương Đại hội, từ 1 sáng kiến ở Sài Gòn đã được nhân rộng khắp toàn quốc. Tại Nam Kỳ đến cuối tháng 9/1936 đã thành lập hơn 600 uỷ ban hành động của công nhân, nông dân, viên chức. Nhiều ủy ban hành động có trụ sở, tổ chức sinh hoạt chính trị công khai, vạch trần hiện trạng bất công, cực khổ dưới chế độ thuộc địa tàn bạo, thảo luận các biện pháp đấu tranh thích hợp nhằm đạt được các yêu sách.

    Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thảo ra bản “nguyện vọng” gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh. Tháng 9/1936 chính quyền Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.

    Tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đã buộc nhà chính quyền Đông Dương ra Nghị định ngày 11/10/1936, quy định một số quyền lợi của công nhân như thời gian làm việc không được quá 8 giờ/ngày kể từ ngày 1/1/1938; công nhân được nghỉ chủ nhật và nghỉ phép năm có lương; cấm bắt phụ nữ và lực cai làm việc ban đêm…

    Nhân dân lao động dựa vào những cơ sở pháp lý đó đấu tranh với giới chủ tư bản và chính quyền thuộc địa nhằm từng bước cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt của mình. Những tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc bãi công, trong đó có một số cuộc bãi công có quy mô lớn và có tiếng vang trên cả nước như cuộc bãi công của hàng ngàn công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), đặc biệt là cuộc bãi công của hơn 30.000 công nhân mỏ than Hồng Gai – Cẩm Phả (11/1936).

    Kết quả của sự phối hợp đấu tranh giữa dân Pháp và dân Việt là đã buộc chính quyền thuộc địa phải trả lại tự do cho 1.532 tù chính trị, phần lớn là các chiến sĩ cộng sản. Ngay sau khi ra khỏi nhà tù thực dân, họ đã lao ngay vào cuộc chiến đấu mới, tổ chức quần chúng, xây dựng lại cơ sở, đưa phong trào cách mạng đi lên.

    Đầu năm 1937, từ Bắc chí Nam người dân lao động mít tinh biểu dương lực lượng nhân dịp Justin Godart, phái viên của chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương. Ngày 1/1/1937, ở Nam Kỳ, hơn 20.000 người đủ các giới, nhất là giới lao động Sài Gòn  Chợ Lớn và nông dân phụ cận đón Godart bằng những khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, công bằng, thi hành luật lao động, thi hành chế độ làm 8 giờ/ngày, đòi quyền phụ nữ, quyền nông dân, công nhân, hủy thuế thân, giảm sưu cao thuế nặng, ân xá chính trị phạm,…

    Phong trào của Mặt trận Dân chủ Đông Dương đạt tới đỉnh điểm với lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1938. Lần đầu tiên ở Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỷ niệm công khai, rầm rộ ở Hà Nội, Sài Gòn, có đông đảo quần chúng tham gia.

    Để phong trào tiến lên mạnh mẽ hơn nữa, nhiều quyết định về tổ chức đã được thực hiện: lập Đoàn thanh niên phản Đế, Hội cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội. Tại nông thôn, các hình thức tổ chức như Hội cấy, Hội lợp nhà, Hội chèo… được phát triển rộng khắp, tập hợp được hàng triệu quần chúng.

    Từ năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương lưu hành hợp pháp, bán hợp pháp, và bất hợp pháp các tờ báo Tin tức, Đời nay, Phổ thông, Dân chúng, Lao động, Tranh đấu… bằng tiếng Việt  tiếng Pháp. Những tờ báo đó đã trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.

    Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc bí mật, ngay tại thuộc địa hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ, thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…

    Cuối năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị  cách mạng.

    Cao trào dân chủ đã buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam. Cán bộ cộng sản được tập hợp và trưởng thành. Phong trào đó cũng là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám sau này.[2][3]

    Trả lời

Viết một bình luận