1. Khái niệm quần thể sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 2. Phương pháp duy trì ưu thế lai 3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt bu

1. Khái niệm quần thể sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
2. Phương pháp duy trì ưu thế lai
3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc
4. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Cho ví dụ

0 bình luận về “1. Khái niệm quần thể sinh vật. Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật 2. Phương pháp duy trì ưu thế lai 3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt bu”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

    Đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể

    Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng thoái hóa giống người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…)

    Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc

    + củng cố và duy trì tính trạng mong muốn

    + tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp)

    + thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng

    + phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể

    Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai là sự tập trung của các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1

    Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

    VD: Con lai giữa cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan,gà Đông Cảo và gà Ri

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Câu 1:

    – Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới

    – Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:

    + Tỉ lệ giới tính

    + Thành phần nhóm tuổi

    + Mật độ quần thể

    Câu 2:

    – Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép, tháp…)

    Câu 3: 

    – Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc:

    + Duy trì và củng cố một số tính trạng mong muốn

    + Tạo dòng thuần → thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể

    Câu 4:

    – Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:

    + Giả thuyết về trạng thái dị hợp

    · Do lai khác dòng thuần chủng, đời F1 mang các cặp gen dị hợp. Ở trạng thái dị hợp các gen lặn gây hại bị gen trội át nên không bộc lộ ra kiểu hình

    · Ở trạng thái dị hợp có sự mâu thuẫn nội tại giữa các alen của bố và mẹ, làm tăng cường độ trao đổi chất nên có năng suất cao và phẩm chất tốt, đồng thời khả năng chống chịu cũng được tăng lên

    P: AAbbDDee × aaBBddEE → F1 = AaBbDdEe

    · Từ `F_2` trở đi tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên ưu thế lai cũng bị giảm dần

    + Giả thuyết về tác động cộng gộp các gen trội có lợi 

    · Do `F_1` được tập trung các gen trội có ở cả bố lẫn mẹ và trong thực tế, các tính trạng do gen trội quy định thường tốt hơn so với gen lặn. Các tính trạng thuộc về số lượng như kích thước cây, độ dài quả, số lượng hạt… thường phụ thuộc vào số lượng gen trội

    P: AAbbDDee × aaBBddEE → F1 = AaBbDdEe

     

    Bình luận

Viết một bình luận