1.Khi gặp nạn nhân bị gián đoạn hô hấp do diện giật em sẽ xử lý ntn? Khi gặp nạn nhân bị gián đoạn hô hấp do lâm vào môi trường thiếu khí , em sẽ xử lý ntn?
2.hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ :” nhai kỹ no lâu “
3. Cấu tạo của dạ dày và ruột non phù hợp với chức năng tiêu hoá chức năng như thế nào ?
Cả nhà giúp mk lm chi tiết và đầy đủ nhất giúp mk nha , yêu cả nhà 300000000000000…❤️❤️????????????
Đáp án:
Câu 1:
– Khi gặp nạn nhân bị gián đoạn hô hấp do diện giật em sẽ tắt cầu dao hay công tắc điện để ngắt nguồn điện
– Khi gặp nạn nhân bị gián đoạn hô hấp do lâm vào môi trường thiếu khí em sẽ khiêng nạn nhân ra nơi thoáng khí
Câu 2:
– Khi nhai kĩ thức ăn sẽ được biến thành dạng nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các enzim tiêu hóa → nên hiệu suất tiêu hóa cao, cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, cơ thể được đáp ứng đầy đủ nên no lâu
Câu 3:
* Dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng là:
– Dạ dày có vai trò tiếp nhận thức ăn từ thực quản, lưu giữ và biến đổi thức ăn về mặt lí học là chủ yếu, chỉ có thức ăn bản chất Prôtêin được phân cắt thành các chuỗi ngắn
– Dạ dày có hình dạng như một cái túi cong thắt hai đầu với dung tích tối đa khoảng 3 lít, dạ dày được phân thành 3 phần: Tâm vị, thân vị và môn vị
+ Tâm vị: Là phần trên cùng, tiếp nhận thức ăn từ thực quản
+ Thân vị: Là phần giữa, nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày
+ Môn vị: Là phần cuối cùng của dạ dày, cho thức ăn xuống tá tràng thành từng đợt
– Thành dạ dày gồm 4 lớp: Lớp màng, lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp dưới niêm mạc và niêm mạc
+ Lớp màng: Là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong
+ Lớp cơ: Rất dày và khỏe (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo) phù hợp với chức năng co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn (biến đổi thức ăn về mặt lí học)
+ Lớp dưới niêm mạc: Tại đây có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng thời gây hiện tượng tiết dịch vị trong dạ dày
+ Lớp niêm mạc: Tại đây có tuyến vị tiết dịch vị có chứa Enzim Pepsin đóng vai trò biến đổi thức ăn Prôtêin về mặt hóa học
– Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn:
+ Ruột non rất dài ở người trưởng thành từ 2,8 – 3m → Tổng diện tích bề mặt rất lớn (400 – 500 $m^{2}$). Ruột non có cấu tạo gồm 4 lớp (lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc)
+ Ruột non có tuyến ruột tiết ra nhiều enzim giúp cho tiêu hóa các loại thức ăn thành các chất đơn giản như glucôzơ, axit amin, glyxêrin và axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu để đến các tế bào
+ Lớp niêm mạc có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong rất lớn (gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài)
+ Có hệ thống mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới từng lông ruột
1. trường hợp chết đuối: nước vào phổi, do phổi ngập nuoc, da nhợt nhạt,bụng nhiều nước
– Bị lậm vào môi trường ô nhiễm ngất hay ngạt thở.
-Bị điện giật:cơ co cứng,tim ngừng hoạt động
Khi gặp người bị gián đoạn hô hấp do đuối bước hay bị điện giật em sẽ làm sơ cứu đồng thời hô gọi mọi người
– hà hơi thổi ngạt:bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón taycung cấp O2 cho người bị nạn
+tự hít 1hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi ko để ko khí lọt ra ngoài
ngưng thổi rồi thổi tiếp
-đều đặt nạn nhân nằm ngửa,đầu ngửa ra sau
-thời gian:12-20 lần/phút
2.
Đặc điểm cấu tạo:
– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).
– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).
* Người ta khẳng định ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng là cãn cứ vào các bằng chứng sau:
– Ruột non có bề mặt hấp thụ rất lớn (tới 400 – 500m2), lớn nhất so với các đoạn khác của ống tiêu hoá. Ruột non còn có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.