1.Không đốt ngay khí H2 thoát ra từ ống nghiệm sau phản ứng HCl tác dụng với Zn, vì A. lượng H2 thoát ra ít . C. lượng H2 thoát ra nhiều. B. H2 thoát

1.Không đốt ngay khí H2 thoát ra từ ống nghiệm sau phản ứng HCl tác dụng với Zn, vì
A. lượng H2 thoát ra ít . C. lượng H2 thoát ra nhiều.
B. H2 thoát ra có lẫn O2 tạo hỗn hợp nổ. D. H2 thoát ra có lẫn hơi nước
2.Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. khí hiđro ít tan trong nước. B. khí hiđro nhẹ hơn nước.
C. khí hiđro tan trong nước. D. khí hiđro khó hóa lỏng.
3.Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất
A. khí hiđro dễ trộn lẫn với không khí. B. khí hiđro ít tan trong nước.
C. khí hiđro nhẹ hơn không khí. D. khí hiđro nặng hơn không khí.
4.Cho các chất sau : Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Chất dùng để điều chế khí H2
trong phòng thí nghiệm là:
A. Cu, H2SO4, CaO. B. Mg, NaOH, Fe.
C. H2SO4, S, O2. D. H2SO4, Mg, Fe.
5.Hòa tan hỗn hợp chứa Zn và Fe có tỉ lệ mol 2 : 1 vào dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít
khí hiđro (đktc). Khối lượng của Zn và Fe có trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu?
(H = 1; Cl = 35,5; Zn = 65; Fe = 56)
A. 19,5 gam Zn và 8,4 gam Fe. B. 9,75 gam Zn và 16,8 gam Fe.
C. 2,0 gam Zn và 8,4 gam Fe. D. 1,0 gam Zn và 56 gam Fe.

0 bình luận về “1.Không đốt ngay khí H2 thoát ra từ ống nghiệm sau phản ứng HCl tác dụng với Zn, vì A. lượng H2 thoát ra ít . C. lượng H2 thoát ra nhiều. B. H2 thoát”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1.B ( 2H2 + O2 –to–> 2H2O)

    2.A

    3.C ( vì M H2 = 2 < M không khí = 29 nên H2 nhẹ hơn không khí )

    4.D

    5.A

    Bình luận

Viết một bình luận