1. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống ách cai trị của phong kiến phương Bắc mà em đã được học.
( gồm: số thứ tự, cuộc khởi nghĩa, thời gian)
2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3. Các triều đại phong kiến phương Bắc có những chính sách cai trị gì đối với nhân dân ta? chính sách nào thâm độc nhất? Vì sao?
4. Lý Bí đã làm gì sau khi khởi nghĩa thắng lợi? việc Lý Bí đặt Quốc hiệu Vạn Xuân và lấy niên hiệu là Lý Nam Đế có ý nghĩa gì?
Giúp tui nha
Mai thi rùi
Câu trả lời theo thứ tự nhé chúc bạn học tốt nhớ 5 SAO VÀ CTLHN nhé
1.
2.
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân gián tiếp
Lần 1: Năm 40, sau Công Nguyên
Lần 2: Năm 42, sau Công Nguyên
Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
3.
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:
– Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
– Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.
– Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…
– Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
4.
Lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào đầu năm 544.
– Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời).
– Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
Việc đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa:
– Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.
– Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân