1.Lí giải được cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để 2.Chứng minh được Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới

By Adalynn

1.Lí giải được cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
2.Chứng minh được Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới

0 bình luận về “1.Lí giải được cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để 2.Chứng minh được Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”

  1. 1/  

    Cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì:

    – Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

    – Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

    – Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

    2/

    Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. … Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

                           xin 5* cùng CTLHN ạ

    Trả lời
  2.  1.

      Cách mạng Tân Hợi(1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á (trong đó có Việt Nam).

    Cuộc cách mạng này bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là:
    + Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
    + Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
    +Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
    Ngoài ra, các hạt nhân lãnh đạo Đồng Minh hội hãy còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức, nên sự phối hợp hãy còn lỏng lẻo, nhiều khi tư tưởng cũng không đồng nhất

    2.

                            Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

    – Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

    – Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân. – Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

    – Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

    – Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân. Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới

    – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

    Ý nghĩa:

    – Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới. – Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

    Trả lời

Viết một bình luận