1.Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây: A. O2 B. Al B. H2SO4 đặc D. F2 2. Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S

1.Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây:
A. O2 B. Al B. H2SO4 đặc D. F2
2. Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S ở điều kiện thường:
A. H2 B. O2 C. Hg D. Fe
3. Lưu huỳnh tà phương (S) và lưu huỳnh đơn tà (S) là
A hai đồng vị của lưu huỳnh. B hai hợp chất của lưu huỳnh.
C hai dạng thù hình của lưu huỳnh. D hai đồng phân của lưu huỳnh
4. Trong phản ứng: SO2 + H2S → S + H2O, câu nào diễn tả đúng tính chất của chất:
A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hiđro bị khử
B. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa
C. Lưu huỳnh trong SO2 bị oxi hóa và lưu huỳnh trong H2S bị khử
D.Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa
5. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
A. xuất hiện chất rắn màu đen B. Chuyển sang màu nâu đỏ
C. vẫn trong suốt, không màu D. Bị vẫn đục, màu vàng.
6. Phản ứng nào không dùng để điều chế khí H2S?
A. S + H2 → B.FeS + HCl → C.Na2S + H2SO4 loãng → D. FeS + HNO3 →
7. Có 2 bình đựng riêng biệt khí H2S và khí O2. Để phân biệt 2 bình đó người ta dùng thuốc thử là:
A. dung dịch NaCl B. dung dịch KOH. C. dung dịch Pb(NO3)2. D. dung dịch HCl.
8. Sục H2S vào dung dịch nào sẽ không tạo thành kết tủa:
A. CuSO4 B. Ca(OH)2 C. Pb(NO3)2 D. AgNO3
9.Cho PTHH sau : a H2S + b Br2 + c H2O → d H2SO4 + e HBr . Tổng hệ số (a+b+c):
A. 8 B. 9 C.10 D.11
10. Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:
S + O2 to → SO2 (1) S + 3F2 to → SF6(2)
S + Hg → HgS (3) S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O(4)
Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1

0 bình luận về “1.Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây: A. O2 B. Al B. H2SO4 đặc D. F2 2. Chất nào sau đây phản ứng ngay với bột S”

  1. 1.B. Al

    \(2\mathop {Al}\limits^o  + 3\mathop S\limits^o \xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} \mathop {{S_3}}\limits^{ – 2} \)

    2.C. Hg

    \(Hg + S \to HgS\)

    3. C hai dạng thù hình của lưu huỳnh.

    4. B. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa

    5. D. Bị vẫn đục, màu vàng.

    \(2{H_2}S + {O_2} \to \underbrace {2S}_{\text{KT vàng}} \downarrow  + 2{H_2}O\)

    6. D. \(FeS + 6HN{O_3}{\text{ }} \to Fe{(N{O_3})_3} + {H_2}S{O_4} + 3N{O_2} + 2{H_2}O\)

    7. C. dung dịch Pb(NO3)2.

    Vì H2S tạo kết tủa đen với dung dịch Pb(NO3)2, còn O2 thì không.

    \({H_2}S + Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2} \to PbS \downarrow  + 2HN{O_3}\)

    8. B. Ca(OH)2

    9. B. 9

    \({H_2}S + 4B{r_2} + 4{H_2}O \to {\text{ }}{H_2}S{O_4} + {\text{8}}HBr\)

    10. A. 3 (1, 2, 4)

    Bình luận

Viết một bình luận