1. Lũy thừa bậc n của a là gì ? Lấy ví dụ minh họa? 2. Viết công thúc nhân hai lũy thừa cùng cơ số,chia hai lũy thừa cùng cơ số?Lấy ví dụ minh họa? 3

1. Lũy thừa bậc n của a là gì ? Lấy ví dụ minh họa?
2. Viết công thúc nhân hai lũy thừa cùng cơ số,chia hai lũy thừa cùng cơ số?Lấy ví dụ minh họa?
3. Khi nào thì ta nói STN a chia hết cho STN b?
4. PHát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng.
5. Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2 ,cho 3, cho 5, cho 9.
6. THế nào là số nguyên tố,hợp số? cho ví dụ
7. THế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Cho ví dụ?
8.UwCLN của hai hay nhiều số là gì? nêu cách tìm
9.BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.
10. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
11. Phát biểu các quy tắc cộng hai số nguyên âm?
12. phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?

0 bình luận về “1. Lũy thừa bậc n của a là gì ? Lấy ví dụ minh họa? 2. Viết công thúc nhân hai lũy thừa cùng cơ số,chia hai lũy thừa cùng cơ số?Lấy ví dụ minh họa? 3”

  1. Xin hay nhất nhá

    1.Lũy thừa bậc n của a(an)là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a: a gọi là cơ số, n≠0 gọi là số mũ.

    Ví dụ: Lũy thừa bậc 2 của 5 là 

    2.

    -Công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số:

    $a^{m}$ . $a^{n}$ =$a^{m+n}$ 

    -Công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số:

    $a^{m}$ : $a^{n}$ =$a^{m-n}$

    3.khi stn a chia hết cho stn b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a= b.k

    4.

    – Tính chất 1: a ⋮ m và b ⋮ m => (a + b) ⋮ m

    Tổng quát: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

    a ⋮ m, b ⋮ m và c ⋮ m => (a + b + c) ⋮ m

    – Tính chất 2: a :/. m và b ⋮ m => (a + b) :/. m

    Tổng quát: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.

    :/. m, b ⋮ m và c ⋮ m => (a + b + c) :/. m

    5.

    * Dấu hiệu chia hết cho 2 :

    Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2

    – Ví dụ : 0 , 2 , 4 , 6 , 8 , …

    * Dấu hiệu chia hết cho 3 :

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3 .

    – Ví dụ : 0 , 3 , 9 , 12 , 15 , …

    * Dấu hiệu chia hết cho 5 :

    Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5 .

    – Ví dụ : 0 , 5 , 10 , 15 , 20 , …

    * Dấu hiệu chia hết cho 9 :

    Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9 .

    – Ví dụ : 0 , 9 , 18 , 27 , 36 , …

    6.

    -số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 , chỉ có 2 ước là 1 và chính nó . VD:2;3;5;7;11;13;17……

    – hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn 2 uớc.

    7.Trong toán học, các số nguyên a và b được gọi là nguyên tố cùng nhau  nếu chúng có Ước số chung lớn nhất là 1. Ví dụ 6 và 35 là nguyên tố cùng nhau vì chúng có ước chung lớn nhất là 1, nhưng 6 và 27 không nguyên tố cùng nhau vì chúng có ước chung lớn nhất là 3.

    8. 

    ƯCLN của 2 hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ƯC của các số đó.ƯCLN của a và b kí hiệu là ƯCLN(a,b).

    Cách tìm:

    Bước 1:phân tích mỗi thừa số ra thừa số nguyên tố.

    Bước 2:chọn ra các thừa số nguyên tố chung.

    Bước 3:Lập tích các số đã chọn,mỗi thừa số lấy số mũ nhỏ nhất của nó.Tích đó là ƯCLN mà ta phải tìm.

    9. 

    BCNNcủa hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 của tập hợp các số đó. Bội chung nhỏ nhất của hai số a và b kí hiệu là BCNN(a;b)

    Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta thực hiện ba bước sau:

    -Bước 1:Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố .

    -Bước 2:Chọn ra các thừa số chung và thừa số riêng.

    -Bước 3:Lập các tích đã chọn , mỗi thừa số lấy vơí số mũ lớn nhất. Tích đó chính là BCNN phải tìm.

    10.Giá trị tuyệt đối củamộtsố nguyên a làkhoảng cách từ điểm a đến điểm gốc 0 trên trụcsố. Kí hiệu |a|.Giá trị tuyệt đối củamộtsố nguyêna không thểlà số nguyênâm vì |a| luôn không âm.Giá trị tuyệt đối củamộtsố nguyêna có thể là số 0 nếu a = 0

    11. Quy tắc cộng hai số nguyên. Muốncộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả. Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

    12.Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

    Bình luận

Viết một bình luận