1. Mạch kể của hai cây phong 2. Tìm hiểu về làng Ku-ku-rêu 3. Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm của 2 cây phong

1. Mạch kể của hai cây phong
2. Tìm hiểu về làng Ku-ku-rêu
3. Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm của 2 cây phong

0 bình luận về “1. Mạch kể của hai cây phong 2. Tìm hiểu về làng Ku-ku-rêu 3. Tìm hiểu về vị trí, đặc điểm của 2 cây phong”

  1. Câu 1 : 

    -Mạch kể : 

    +Mạch kể xen lồng vào nhau

    +Xưng “tôi” bộc lộ rõ cảm xúc riêng về hai hai cây phong (sử dụng nhiều hơn)

    +”Chúng tôi”, “lũ trẻ ngày trước” bộc lộ cảm xúc nói chung 

    $->$ Sinh động, thân mật đáng tin cậy

    Câu 2 : Làng Ku-ku-rêu :

    -Nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.

    -Đất Vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

    $->$ Miền đất hoang sơ, thơ mộng, thiên nhiên hùng vĩ bao la. Con người với cuộc sống  tĩnh lặng, tĩnh lặng 

    Câu 3 :

    -Vị trí : 

    +Nằm trên đồi núi như ngọn hải đăng

    +Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước 

    $->$ Một dấu hiệu rất rõ để nhận ra ngôi làng.

    -Đặc điểm : 

    +Hai cây phong có đặc điểm riêng , có tiếng nói tâm hồn riêng 

    +Ban ngày hay bạn đêm chúng đều nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá , không ngớt tiếng rì rào theo chiểu cung bậc khác nhau.

    +Có khi như làn sóng thủy triều, có khi như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực,.. 

    +Hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng.

    $=>$ Đẹp như một bài thơ về loài cây. Được ấn dấu vào sau trong trái tim mỗi con người. Và cái tình yêu quê hương sâu sắc của người đi xa. 

    Bình luận
  2. Câu 1.

    – Hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau là: “tôi” và “chúng tôi”

    • Từ đầu đến “mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”: mạch kể xưng “tôi”.
    • Từ “năm học” đến “sau chân trời xanh biêng biếc”: mạch kể xưng “chúng tôi”.
    • Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng “tôi”.

    – “Tôi” là người kể chuyện – một họa sĩ, trong mạch kể xưng “chúng tôi” là nhân danh những đứa trẻ con trai ngày trước – người kể chuyện là một trong số những số những đứa trẻ đó.

    – Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn vì nó đi xuyên suốt câu chuyện. Người kể chuyện nhớ về làng Ku-ku-rêu của mình, bộc lộ tình cảm dành cho quê hương và trong đó có sự xuất hiện của những người bạn thời thơ ấu chỉ trong một đoạn ngắn.

    – Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất:

    • “Cứ vào cuối năm học, trước khi bắt đầu nghỉ hè là bọn con trai chúng tôi lại chạy ào lên đây phá tổ chim…”
    • Hình ảnh “hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền…”

    – Lý do: Hai cây phong và quang cảnh hiện lên với đầy đủ đường nét và màu sắc

    • Đường nét phóng khoáng: dải đất, thảo nguyên (dải thảo nguyên hoang vu), khe nước (những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống), dòng sông, đám mây, đồng cỏ…
    • Màu sắc vừa sống động vừa huyền ảo: sương trắng mờ đục, xanh thẳm biếc, sông bạc lấp lánh…
    • Câu 2:
    • Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.
    • Câu 3:
      • Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi
      • Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng

      ⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong

      • Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau
      • Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.
      • Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.
      • Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng

      ⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên

    Bình luận

Viết một bình luận