1. Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý điều gì?
2. Nêu một số biện pháp để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm.
3. Tại sao cần phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn? Khi bảo quản cần chú ý điều gì?
4. Tại sao phải chế biến thực phẩm? Kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm.
5. Thế nào là bữa ăn hợp lí? Nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức 1 bữa ăn hợp lí.
6. Thực đơn là gì? Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn.
Nếu ai trả lời nhanh+ đúng mk sẽ vote 5* +cảm ơn+ trả lời hay nhất
1.
– Chọn thực phẩm sạch
– Không mua những thực phẩm đóng gói mà không có nhãn mác
– Tránh lẫn lộn thực phẩm ăn sống ( rau, quả ) với thực phẩm cầ nấu chín ( thịt, cá )
2.
– Không dùng các thực phẩm có chất độc : cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ, …( sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng)
– Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học, ….
– Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng.
3.
– Vì nếu muốn cho việc ăn uống, sử dụng thực phẩm có tác dụng tốt đến sức khỏe và thể lực, cầ phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm cho thật cho thật chu đáo trong quá trình chế biến thực phẩm(trong lúc chuẩn bị cũng như lúc chế biến)
Cần chú ý :
– không ngâm thực phẩm lâu trong nước
– Không để thực phẩm khô héo
– Không đun thực phẩm lâu
– Bảo quản thực phẩm ở nhệt độ thích hợp và hợp vệ sinh
– Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm
4.
– Phải chế biến thực phẩm vì :
+ Thực phẩm cần qua quá trình chế biến phù hợp mới sử dụng được
+ Qua chế biến thực phẩm sẽ thay đổi trạng thái, hương vị, ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa
– Các phương pháp làm chín thực phẩm là : luộc, nấu, kho,hấp, nướng, rán, xào,rang
5.
– Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất ding dưỡng cần thiết .
– Yếu tố: nhu cầu của các thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính,sự cân bằng chất dinh dưỡng, thay đổi món ăn.
6.
– Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày,…
– Nguyên tắc:
+ Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
+ Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
+ Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế
câu 1: muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý:
+đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm.
+đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản.
câu 2: biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm là:
+rửa tay sạch trước khi ăn
+ vệ sinh nhà bếp
+ rửa thật sạch thực phẩm trước khi chế biến.
+ nấu chín thực phẩm
+đậy thức ăn cẩn thận
+bảo quản thực phẩm chu đáo.
câu 3:
-cần bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến vì
+đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố B,C và PP
+chiên rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố A,D,E,K
-khi bảo quản cần chú ý:
+ cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước đun sôi
+khi nấu tránh khuấy nhiều
+không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.
+không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm
+ không nến chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B.
câu 4
-phải làm chín thực phẩm vì:
+để cho thực phẩm chín mề
+dễ tiêu hóa
+thay đổi vị cũng như đảm bảo an toàn trước khi ăn
các phương pháp làm chín thực phẩm
+nướng,rán,chiên,xào
câu 5:
Câu 2:
⇒ Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
Những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí:
– Nhu cầu của các thành viên trong gia đình (hoặc người tham gia bữa ăn)
– Khả năng và điều kiện tài chính
– Sự cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng
– Có sự thay đổi các món
câu 6:
Thực đơn là bảng ghi lại một số món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bữa ăn:
– Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn (ăn thường ngày, ăn tiệc,..)
– Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn.
– Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, về hiệu quả kinh tế của bữa ăn