1. Nêu các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững? 2. Liên hệ thực tế địa phương về tình hình sử dụng 1 loại tài nguyên th

1. Nêu các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững?
2. Liên hệ thực tế địa phương về tình hình sử dụng 1 loại tài nguyên thiên nhiên nào đó và đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý?

0 bình luận về “1. Nêu các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững? 2. Liên hệ thực tế địa phương về tình hình sử dụng 1 loại tài nguyên th”

  1. I. Những khái niệm cơ bản về môi trường và phát triển bền vững:1. Khái niệm về môi trường:
    a. Môi trường là gì?
    Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
    b. Cấu trúc của môi trường tự nhiên:
    Môi trường tự nhiên có 2 thành phần cơ bản: môi trường vật lý và môi trường trường sinh vật.
    – Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm đất, nước, không khí, nhiệt độ, nguyên tố hoá học…
    – Môi trường sinh vật là thành phần hữu sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật, vi khuẩn…
    c. Những chức năng cơ bản của môi trường:
    Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
    – Là không gian sống của con người và các loài sinh vật;
    – Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người;
    – Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;
    – Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất;
    – Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

    d. Thành phần môi trường:
    Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
    2. Khái niệm về hoạt động bảo vệ môi trường:
    a. Khái niệm:
    Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
    b. Nguyên tắc về  bảo vệ môi trường:
    Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 thì các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm:
    1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu;
    2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
    3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường;

    Bình luận

Viết một bình luận