1.Nêu các mốc thời gian của các cuộc phát kiến địa lý ? Nêu hệ quả ? 2. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Trung Quốc thời nhà Đường ? 3. Các triều

1.Nêu các mốc thời gian của các cuộc phát kiến địa lý ? Nêu hệ quả ?
2. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Trung Quốc thời nhà Đường ?
3. Các triều đạị phong kiến ở Ấn Độ ? Nêu tóm tắt của các triều đại đó ?
4. Các giai đoạn hình thành và phát triển của các quốc qia Đông Nam Á ?
5. Tổ chức chính quyền thời Đinh Tiền Lê ?
6. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý ?
7. Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 ?
Giúp mình với các bạn ơi

0 bình luận về “1.Nêu các mốc thời gian của các cuộc phát kiến địa lý ? Nêu hệ quả ? 2. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Trung Quốc thời nhà Đường ? 3. Các triều”

  1. 1.

    * Các mốc thời gian của các cuộc phát kiến địa lí:

    – Năm 1847, Đi-a-xơ đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

    – Năm 1948, Vaxcô Đơ Gama đến Ấn Độ.

    – Năm 1492, Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

    – 1519 – 1522, Magienlang đi vòng quanh trái đất.

    * Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:

    – Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

    – Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương… và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

    – Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

    – Đưa lại hệ quả tiêu cực: chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

    2. Các giai đoạn phát triển lịch sử của Trung Quốc thời nhà Đường:

    – Khi mới thành lập: nhà Đường đưa ra những chính sách khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước.

    – Sau khi ổn định tình hình đất nước, nhà Đường thực hiện chính sách đối ngoại chiến tranh mở rộng bờ cõi.

    3. Các triều đại phong kiến ở Ấn Độ, tóm tắt về các triều đại đó:

    ( xem trong ảnh)

    4. Các giai đoạn hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

    * Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

    – Vương quốc Campuchia của người Khơme

    – Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

    – Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava…. 

    Thế kỷ X   XVIII  hình thành, phát triển và thịnh đạt:

    – Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 – 1527).

    – Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.

    – Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)

    – Đây cũng là giai đoạn kinh tế – văn hóa phát triển.

    Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu

    * Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm

    5. Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê:

    – Đứng đầu nhà nước là Vua chuyên chế. Giúp việc cho vua là các quan văn, võ, thái sư, đại sư.

    – Chính quyền địa phương được chia thành 10 lộ, dưới là các phủ, châu.

    6. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý: 

    – Vua đứng đầu nhà nước, ở chế độ cha truyền con nối.

    – Giúp vua có quan văn, quan võ

    – Chia thành 24 lộ, phủ, dưới lộ, phủ là huyện, dưới huyện là hương, xã.

    7. Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 – 1077):

    * Giai đoạn 1: Tấn công để tự vệ.

    – Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

    – Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ. 

    * Giai đoạn 2: Kháng chiến bùng nổ.

    – Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

    – Bố trí lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy.

    – Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.

    – Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn phu.

    – Đầu 1077, 30 vạn Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.

    – Lý Kế Nguyên đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.

    – Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

    – Cuối năm 1077, quân ta vượt sông Như Nguyệt đánh vào đồn giặc.

    => Kết quả: quân Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà, Tống rút về nước.

    1-neu-cac-moc-thoi-gian-cua-cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-neu-he-qua-2-cac-giai-doan-phat-trien-lich

    Bình luận

Viết một bình luận