1.Nêu cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần. 2.Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa rêu và dương xỉ? 3.Phân bi

1.Nêu cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần.
2.Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa rêu và dương xỉ?
3.Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh?Mối quan hệ của nó?
4.Vì sao cây xương rồng sống ở sa mạc có thân mọng nước, lá biến thành gai?

0 bình luận về “1.Nêu cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ, hạt trần. 2.Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa rêu và dương xỉ? 3.Phân bi”

  1. $#Mây^^$

    Câu 1:

    *Cơ quan sinh dưỡng:

    – Tảo (tảo xoắn): Sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt đoạn sợi thành những tảo mới.

    – Rêu: Đã có thân, lá. Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.

    – Dương xỉ: Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ là lá

    – Hạt trần: Cơ quan sinh dưỡng của hạt trần là cành và lá

    *Cơ quan sinh sản:

    – Tảo (rong mơ): Sinh sản hữu tính

    – Rêu: Cơ quan sinh sản là tú bào tử 

    – Dương sỉ: Cơ quan sinh sản là túi bào tử

    – Hạt trần: Cơ quan sinh sản nằm lộ trên lá noãn hở

    Câu 2:

    *Giống nhau:

    – Thân và lá thật

    – Lá có chất diệp lục

    – Thực hiện các quá trình: quang hợp, hô hấp, hút nước,…

    – Sinh sản bằng bào tử

    – Cơ quan sinh sản túi bào tử

    *Khác nhau:

    Cơ quan sinh dưỡng:

    Cây rêu:

     +) Rễ: giả

     +) Thân: thật

     +) Lá: thật, đơn

     +) Mạch dẫn: chưa có

    Cây dương xỉ:

    +) Rễ: thật

     +) Thân: thật

     +) Lá: thật, kép lông chim

     +) Mạch dẫn: đã có

    Cơ quan sinh sản:

    – Vị trí sinh sản:

    Rêu: ngọn cây

    Dương xỉ: dưới mặt lá già

    Câu 3:

    – Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm

    `to` Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh

    Câu 4:

    +) Thân cây biến dạng thành thân mọng nước (dự trữ nước cho cây) chống chịu được điều kiện khô hạn

    +) Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước sống được trong môi trường khô hạn, khắc nghiệt

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1. * Cơ quan sinh dưỡng:

    – Tảo:

    +Tảo xoắn( tảo nước ngọt) : sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới. Nó cũng có thể sinh sản giữ hai tế bào gần nhau thành hợp tử và ra tảo mới.

    -Dương xỉ : cơ quan sinh dưỡng của dương sỉ là lá.

    – Hạt trần : cơ quan sinh dưỡng cua hạt trần là cành và lá.

    – Hạt kín : Cơ quan sinh dưỡng của hạt kín là thân, lá, rễ.  

     * Cơ quan sinh sản :

    – Tảo:

    + Rong mơ ( tảo nước mặn) :sinh sản hữu tính( kết hợp giữa tinh trùng và cầu noãn).

    – Rêu: cơ quan sinh sản là tú bào tử 

    – Dương sỉ : cơ quan sinh sản là túi bào tử.

     

    – Hạt trần : cơ quan sinh sản nằm lộ trên lá noãn hở.

    – Hạt kín : cơ quan sinh sản là hoa, đài, tràng, nhị, nhụy.

    2. Giống nhau – Đều có thân non uốn cong

    – Sinh sản bằng túi bào tử

    Khác nhau

    – Rêu chưa có các mạch dẫn chưa có rễ thân lá thật

    – Dương xỉ đã có các mạch dẫn và có rễ thân lá thật 

    3. 

    – Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ

    – Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

    * Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh 

    4.

    Để thích nghi được với điều kiện khô hạn đó nên xương rồng đã có những phản ứng thích nghi với điều kiện sống :

    – Lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước

    – Thân mọng nước để dự trữ nước

    – Rễ đâm sâu lan rộng để tìm nước

    – Thân màu xanh, lùn để thay lá giúp cây quang hợp…

    Bình luận

Viết một bình luận