1 Nêu đặc điểm của vùng đất liền đông nam bộ
2 Khí hậu vùng đông nam bộ có đặc điểm thế nào
3 Đặc điểm vùng biển đông nam bộ như thế nào
4 Tiềm năng thềm lục địa đông nam bộ như thế nào
5 Vì sao cây cao su được trồng nhiều ở đông nam bộ
6 Trình bày điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành thủy sản
mng ơi giúp e vs ạ , e cần gấp
1:
Đất liền:Địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt
2:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
3:
– Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.
– Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng.
4:
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,…
5:
Cây cao su trồng nhiều ở ĐNB do có nhiều điều kiện thuận lợi:
– Sinh thái:
+ Đất đai: diện tích lớn đất bazan, đất xám
+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm
+ Thủy lợi: được cải thiện, lượng nước dồi dào
– Xã hội:
+ Lao động dồi dào
+ Nhiều cơ sở chế biến
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
– Có chính sách khuyến khích của Nhà nước
6:
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:
+ Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.
+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.
+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
Cho mình xin tlhn nha
Câu 1:
Đất liền: Địa hình thoải, đất xám, đất badan. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt.
Câu 2:
– Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 3:
– Bờ biển dài 350 km với vùng biển Ninh Thuận- Bà Rịa Vũng Tầu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha.
– Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu, Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng.
Câu 4:
– Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,…
Câu 5:
*Cây cao su trồng nhiều ở ĐNB do có nhiều điều kiện thuận lợi:
– Sinh thái:
+ Đất đai: diện tích lớn đất bazan, đất xám
+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm
+ Thủy lợi: được cải thiện, lượng nước dồi dào
– Xã hội:
+ Lao động dồi dào
+ Nhiều cơ sở chế biến
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Câu 6:
+ Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.
+ Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.
+ Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…
+ Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.