1. Nêu đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch đồng 2. đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn 3. vai trò của

By Hailey

1. Nêu đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch đồng
2. đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn
3. vai trò của lớp chim

0 bình luận về “1. Nêu đặc điểm sinh sản và phát triển của ếch đồng 2. đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn 3. vai trò của”

  1. Câu 1:                Đặc điểm sinh sản:

      •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
      • Ếch đực kêu “gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
      • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
      • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. 
      •           Đặc điểm phát triển: 
      • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
      • Nòng nọc mọc 2 chi sau và 2 chi trước.
      • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

     Câu 2:: -Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

                 -Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

                 -Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt

    Câu 3: -có lợi:

    + Chim cung cấp thực phẩm cho con người

    + Được huấn luyện săn mồi và phục vụ du lịch

    + Chim ăn các đv gặm nhắm có hại, giúp cây thụ phấn và phát tán quả và hạt

             – Có hại:

    + Chim là đv trung gian truyền bệnh

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     câu 1

    * Sự sinh sản của ếch

    – Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.

    – Ếch đực kêu “gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

    – Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

    – Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.

    * Sự phát triển qua biến thái ở ếch:

    – Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước=> Nòng nọc mọc 2 chi sau => Nòng nọc mọc 2 chi trước=> Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

    câu 2

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

    Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

    Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

    Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

    Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

    Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

    Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

    câu 3

    * Đối với tự nhiên:
    – Chim ăn sâu bọ và động vật có hại
    – Thụ phấn cho cây
    – Phát tán quả và hạt cho cây

    * Đối với con người:
    – Lợi ích:
    + Cung cấp thực phẩm
    + Tạo sản phẩm, vật dụng gia đình
    + Trang trí
    + Làm cảnh
    + Được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
    – Tác hại:
    + Ăn các loài cá và hạt làm hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
    +Là động vật trung gian truyền bệnh

    Trả lời

Viết một bình luận