1.Nêu điểm khác biệt giữa nền kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa phong kiến ở châu Âu. 2.Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lư

1.Nêu điểm khác biệt giữa nền kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa phong kiến ở châu Âu.
2.Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1076-1077),nhận xét về cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt
3.Tại sao nói nền kinh tế Đinh-Tiền Lê là nền kinh tế tự chủ
4.Trình bày sự thành lập nhà Lý

0 bình luận về “1.Nêu điểm khác biệt giữa nền kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa phong kiến ở châu Âu. 2.Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lư”

  1. 1. Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị trung đại và nền kinh tế lãnh địa phong kiến ở châu Âu:

    – Kinh tế thành thị:

    + Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.

    + Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.

    + Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.

    – Kinh tế lãnh địa:

    + Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

    + Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài, mang tính chất “tự cấp, tự túc”.

    + Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.

    2. Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 – 1077)

    – Tháng 10 – 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống. Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ cuộc tiến công để tự vệ.

    – Sau 42 ngày ta hạ thành Ung Châu sau đó rút quân về nước xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến.

    – Cuối 1076 quân Tống kéo vào nước ta.

    – Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc

    – Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc

    – Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt được vào sâu. Quách Quỳ vượt sông đánh phòng tuyến của quân ta nhưng bị phản công quyết liệt.

    – Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt bất ngờ đánh sang doanh trại địch. Quân Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng. Lí Thường Kiệt chủ động giảng hoà Tống rút về nước, chiến tranh kết thúc.

    * Nhận xét cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    Bình luận

Viết một bình luận