1 Nêu diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng-Xương Giang
2 Hậu quả và tính chất của chiến tranh Trịnh-Nguyễn
1 Nêu diễn biến chính và kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động và trận Chi Lăng-Xương Giang
2 Hậu quả và tính chất của chiến tranh Trịnh-Nguyễn
Tốt Động-Chúc Động:
– Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên đến 10 vạn.
– Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
– Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
– Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng khiến trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.
-Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Chi Lăng-Xương Giang:
-Ngày 8-10, Liễu Thăng bị quân Lê Lợi phục kích và giết ở Chi Lăng
-Lương Minh lên thay và tiến xuống Xương Giang thì bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát và bị tiêu diệt hơn 3 vạn tên
-Số còn lại cố gắng vượt qua Chi Lăng nhưng ko dc, bị giết hơn 5 vạn tên và bắt sống rất nhiều
-Cùng lúc đó Lê Lợi cho đem các chiến lợi phẩm đến chỗ Mộc Thạch thì hăn hoảng sợ rút quân về nc
2.
* Hậu quả:
-Một vùng đất lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trưởng khốc liệt.
-Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi nơi khác.
-Nhân dân tàn hại lẫn nhau.
-Chia cắt kéo dài đến hơn 200 năm, gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực đất nước.
* Tính chất cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn: là cuộc chiến tranh phi nghĩa giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia đất nước, gây tổn thất lớn về người và của, cản trở sự giao lưu kinh tế giữa hai miền đất nước.