1. Nêu diễn biến, ý nghĩa, kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ tk 2 – tk 10 3. Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta

1. Nêu diễn biến, ý nghĩa, kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ tk 2 – tk 10
3. Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục , tập quán j? Ý nghĩa của những điều này.

0 bình luận về “1. Nêu diễn biến, ý nghĩa, kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ tk 2 – tk 10 3. Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta”

  1. 1.

    Diễn biến: Năm 248,cuộc khởi nghĩa bùng nổ tại Hậu Lộc-Thanh Hóa do Bà Triệu lãnh đạo.Nhà Ngô biết tin sai Lục Dận cầm đầu 6000 quân sang vừa đánh vừa mua chuộc ,Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng

    Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại

    2.

    Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

    Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

    Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi…

    Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

    3.

    Sau hơn  1000 năm bị đô hộ:

    – Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói của mình và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình,  nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết…

    – Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì có thể tiêu diệt, đồng hóa được.

    Bình luận
  2. 1. Nêu diễn biến, ý nghĩa, kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

         * Diễn biến

       – Năm 248, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Phú Đền (Lộc Hậu, Thanh Hóa), sau đó lan rộng khắp Giao Châu, làm cho quân đô hộ rất sợ.

       – Nhà Ngô cử Lục Dậu đem 6000 quân sang Giao Châu vừa đánh, vừa mua chuộc, vừa chia rẽ quân.

         *Kết quả 

       -Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng→Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

        *Ý nghĩa

       – Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc

    2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham-pa từ TK II đến TK X

       – Phát triển trên các lĩnh vực.

       – Thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng (chữ Phạn)

       – Người Chăm theo đạo bà La Môn và đạo Phật

       – Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau.

       – Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc(Thánh địa Mỹ Sơn, các đền Chăm,….)

    3. Sau 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục , tập quán j? Ý nghĩa của những điều này.

        – Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói tổ tiên và những phong tục tập quán của dân tộc: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng,….

       – Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt, không gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa Việt, trở thành nền tảng cho cuộc sống đấu tranh giành độc lập.

     *Chúc bợn học tốt!!!!

    cho mình xin câu trả lời hay nhất nha!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận