1. Nêu khái niệm, công thức của bazơ
2. Nêu tính chất hóa học của bazơ, viết PTHH
3. Nêu khái niệm về muối
4. Nêu tính chất hóa học của muối, viết PTHH
5. Nêu tính chất hóa học của phi kim, viết PTHH minh họa
6. Nêu tính chất hóa học của clo, viết PTHH minh họa
Đáp án:
1. Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit. Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn .
Có công thức hoá học chung là B(OH)x
2.
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
3. Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
4.
1. Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
2. Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
4. Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
5. Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
5.
1. Tác dụng với kim loại
Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit
2Na + Cl2 → 2NaCl (Natri clorua)
Fe + S → FeS (Sắt (II) sunfua)
2Na + H2 → 2NaH (Natri hidrua)
2Cu + O2 → 2CuO (Đồng II oxit)
3Fe +2O2 → Fe3O4 (Sắt (II) (III) oxit)
2. Tác dụng với hiđro:
Các phi kim tác dụng với hidro đa số đều tạo thành hợp chất khí, có thể hòa tan trong nước tạo thành axit.
H2 + Cl2 → 2HCl
H2 + S → H2S
H2 + Br2 → 2HBr
2H2 + O2 → 2H2O
3. Tác dụng với oxi:
Một số phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
S + O2 → SO2
C + O2 → CO2
4P + 5O2 → 2P2O5
4. Một số tính chất riêng của phi kim
Một số phi kim tác dụng với dung dịch axit sunfuric, axit nitric đặc nóng
S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O
C + 4HNO3 → 2H2O + 4NO2 + CO2
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2↑ + 2H2O
Phi kim halogen tác dụng với NaOH
Tùy vào độ mạnh yếu của phi kim halogen mà tạo ra những sản phẩm khác nhau ở những điều kiện khác nhau:
F> Cl > Br > I
Flo phản ứng với NaOH loãng nồng độ 2% lạnh:
2F2 + 2NaOH → OF2 + 2NaF + H2O
Cl2 + 2NaOH → H2O + NaCl + NaClO
3Cl2 + 6NaOH →to 3H2O + 5NaCl + NaClO3
Br2 + 2NaOH đậm đặc, lạnh → H2O + NaBrO + NaBr
3Br2 + 6NaOH đậm đặc, nóng → 3H2O + NaBrO3 + 5NaBr
I2 + 2NaOHđậm đặc, lạnh → H2O + NaI + NaIO
5. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:
Mức độ hoạt động hóa học của phi kim thường được xét dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất vì có độ âm điện cao nhất: 3,98).
6.
Phương trình hóa học của clo.
– Tác dụng với kim loại: 3Cl2 (k) + 2Fe (r ) 2FeCl3(r)
– Tác dụng với hiđro: Cl2 (k) + H2 (k) 2HCl (k)
– Tác dụng với nước: Cl2(k) + H2O ↔ HCl(dd) + HClO(dd).
– Tác dụng với dung dịch NaOH:
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(1)
Hơi dài quá mong bạn thông cảm, cho mình xin hay nhất nha!!