1.Nêu nguyên nhân ,diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng trên sông bạch đằng 2.Nêu nguyên nhân, diễn biễn , kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý

By Gabriella

1.Nêu nguyên nhân ,diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng trên sông bạch đằng
2.Nêu nguyên nhân, diễn biễn , kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí
3.Công lao của Ngô Quyền trong việc kháng chiến chống quân Nam Hán
4.Cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền
5.Sau hơn bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được phong tục,tập quán?Thể hiện ý nghĩa gì?( ghi ngẵn gọn)

0 bình luận về “1.Nêu nguyên nhân ,diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng trên sông bạch đằng 2.Nêu nguyên nhân, diễn biễn , kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý”

  1. 1)

    A) nguyên nhân
    +vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta
    +lấy cớ kiều công tiễn cầu cứu vua nam hán sai con hoằng tháo cho quân xâm lược nước ta

    b)Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
    – Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    – Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).
    – Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
    c) Ý nghĩa : 
    – Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
    – Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.
    – Mở ra thời kì phát triển đất nước.

    d)kết quả

    -cuộc khởi nghĩa thắng lợi

    2)

    Nguyên nhân :

    – Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân Giao Châu

    Diễn biến :

    – Mùa xuân năm 542 , Lý Bí phất cờ khởi nghĩa

    – Cuộc khởi nghĩa được nhiều  được nhiều các hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng 

    – Tháng 4 năm 542 , nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp . Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương , giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh )

    – Đầu năm 543 , nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân

    Y nghĩa

     thành lập đc đất nước Vạn Xuân

    ,- có nhà nước riêng , chế độ cai trị tự chủ , đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Lương

    3)

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có công lao vô cùng to lớn, cụ thể là:

    -Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến

    -Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

    -Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm -> để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

    4)

    Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

    5)

    – Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

    – Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được

    cho mình câu trả lời hay nhất nhé

    Cảm ơn bạn

    Trả lời
  2. #doityourself

     Câu 1 :

    * Diễn biến :

    – Năm 938 , quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta . lúc này nước triều đang dâng , quân ta khiêu chiến , giả vờ thua rút chạy , giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm 

     Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).
    – Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

     * Kết quả :

    – Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, biết phát huy sở trường “thuỷ chiến” của dân tộc ta để giành thắng lợi

     * Y nghĩa :

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán

    – Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta

    – Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng

    Câu 2 :

    * Nguyên nhân :

    – Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân Giao Châu

    * Diễn biến :

    – Mùa xuân năm 542 , Lý Bí phất cờ khởi nghĩa

    – Cuộc khởi nghĩa được nhiều  được nhiều các hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng 

    – Tháng 4 năm 542 , nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp . Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương , giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh )

    – Đầu năm 543 , nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân

    * Y nghĩa : 

     Ý nghĩa lớn nhất của cuộc khởi ngĩa Lý Bí là thành lập đc đất nước Vạn Xuân , có nhà nước riêng , chế độ cai trị tự chủ , đưa đất nước thoát khỏi ách đô hộ của nhà Lương

    Câu 3 :

    – Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

    – Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

    – Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

    – Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

    – Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

    Câu 4 :  

    ( phần này câu 1 phần diễn biến tớ có viết nha )

    Câu 5 :

     Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

    #kỳ thi sắp đến mong bạn đạt được số điểm như mong đợi

    #nếu câu trả lời hữu ích mong bạn vote 5 hộ mình ah

    Trả lời

Viết một bình luận