1 Neu nguyen nhaNn ,dien bien va y nghia lich su cua cuoc khoi nghia Hai Ba Trung?Cam nhan cu em ve hinh tuong Hai Ba Trung? 2 Su chuyen bien ve kinh

1 Neu nguyen nhaNn ,dien bien va y nghia lich su cua cuoc khoi nghia Hai Ba Trung?Cam nhan cu em ve hinh tuong Hai Ba Trung?
2 Su chuyen bien ve kinh te -van hoa o nc ta trong thoi ki Bac thuoc ?Y nghia cua nhung chuyen bien do?
3neu dien bien va y nghia lich su cua chien thang Bach Dang?

0 bình luận về “1 Neu nguyen nhaNn ,dien bien va y nghia lich su cua cuoc khoi nghia Hai Ba Trung?Cam nhan cu em ve hinh tuong Hai Ba Trung? 2 Su chuyen bien ve kinh”

  1.  Câu 1. Nguyên nhân:

    Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

    Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

    Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

    Diễn biến:

    Diễn biễn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được chia ra làm 2 lần:

    • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
    • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.
    • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.
    • Lần 2:
    • Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán

      Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa  và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).

      Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt

    • Ý nghĩa
    • Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước
    • Hai Bà Trưng là những người đầu tiên lãnh đạo dân ta đứng lên khởi nghĩa , đã đánh đuổi được Thái Thú của nhà Hán về nước , giành độc lập về cho dân sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.
    • Câu 2:
    • Về kinh tế:

      – Nông nghiệp:

      + Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

      + Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

      + Các công trình thủy lợi được xây dựng.

      + Thủ công nghiệp, thương mại:

      + Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

      + Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

      + Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

      + Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

    • Về văn hóa, xã hội:

      + Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

      + Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

    • Ý nghĩa :các chính sách cai trị, bóc lột của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta.
      Câu 3:

    •  Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều đang lên.Giặc vượt qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết.

      – Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh phản công,Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển. Thuyền xô vào cọc nhọn….Hoằng Tháo bị giết tại trận

      – Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

      Ý nghĩa:

      – Chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của bọn phong kiến phương Bắc.

    Bình luận

Viết một bình luận