1)nêu những chiến thg của cuộc khởi nghĩa lam sơn 2)trình bày hiểu bt của em về chính trị,luật pháp,quân đội của thời lê sơ 3)nguyên nhân và các cuộc

1)nêu những chiến thg của cuộc khởi nghĩa lam sơn
2)trình bày hiểu bt của em về chính trị,luật pháp,quân đội của thời lê sơ
3)nguyên nhân và các cuộc knghia của nông dân từ đầu thế kỉ xvi thời lê sơ

0 bình luận về “1)nêu những chiến thg của cuộc khởi nghĩa lam sơn 2)trình bày hiểu bt của em về chính trị,luật pháp,quân đội của thời lê sơ 3)nguyên nhân và các cuộc”

  1. câu 1

    Năm 1424 : Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

    Năm 1425 : Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

    Tháng 9.1426 : Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

    Tháng 11.1426 : Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

    10.1427 : Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

    câu 2

     Tình hình chính trị thời Lê Sơ:

    – Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục lại nước Đại Việt

    -Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).

    -Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại tổng quản, hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.

    -Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ , huyện, châu (miền núi), xã.

    Pháp luật thời Lê Sơ :

    -Vua Lê Thánh Tông cho soạn bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) : bảo vệ vua, hòang tộc, quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia

    – Có điểm tiến bộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế.

    Tổ chức quân đội thời Lê sơ

    – Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

    – Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.

    – Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.

    – Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu

    câu 3

    Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

    – Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

    – Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

    – Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

    => Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

    Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

    – Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

    – Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

    – Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

    – Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

    chúc bạn học tốt

    xin ctlhn

    Bình luận
  2. Câu 1:

     Những chiến thắng tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn:

    Năm 1425: Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

    Tháng 11/1426: Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

    Tháng 10/1427: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang

    Câu 2:

      Chính trị:

    – Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

    – Tổ chức bộ máy chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.

    – Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra, còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).

    – Thời Lê Thái Tổ, Thái Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo  thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.

    Tổ chức quân đội

    – Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

    – Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh.

    – Vũ khí có đao, kiếm, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.

    – Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng khắp nơi, nhất là những nơi hiểm yếu.

     Luật pháp

    – Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới  mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là  luật Hồng Đức).

    – Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc ; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

    Câu  3:

     Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

    – Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

    – Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

    => Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

    Các cuộc khởi nghĩa nông dân từ đầu thế kỉ XVI thời Lê sơ:

    – Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).

    – Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.

    – Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.

    – Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).

         

    Bình luận

Viết một bình luận