1 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội đầu XVIII đến nửa đầu XIX 2 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn XX đến 1945 3 Nêu những

By Katherine

1 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội đầu XVIII đến nửa đầu XIX
2 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn XX đến 1945
3 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn 1945-1975
4 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn 1975- hết XX

Mình cảm ơn ạ!

0 bình luận về “1 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội đầu XVIII đến nửa đầu XIX 2 Nêu những dấu mốc hoàn cảnh lịch sử xã hội giai đoạn XX đến 1945 3 Nêu những”

  1. 1.

    – Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.  

    – Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển.

    – Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.

    + Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ.

    + Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái…

    + Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.

    + Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.

    2.

    a. Giai đoạn 1 / Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

    – Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.

    – Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.

    – Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.

    – Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế….

    → Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.

    b. Giai đoạn 2 / Từ 1920 đến 1930

    – Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết 

    c. Giai đoạn 3 / Từ 1930 đến 1945

    – Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu

    3.

    – Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 10 triệu).

    – 9 tháng 3: Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hòa ước bảo hộ của Pháp. Tuyên bố lập chính phủ Đế quốc Việt Nam.

    – 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.

    – 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” phát động cao trào kháng Nhật.

    4. 

    – 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc 

    1955 – 1964: Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

    – 1965 – 1975: Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

    ~~ ║ Yuki ║ ~~

    Trả lời

Viết một bình luận