1) Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. 2) Vì sao nói Đông Kin

1) Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
2) Vì sao nói Đông Kinh nghĩa thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.
3) Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý nghĩa gì?
4)Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?

0 bình luận về “1) Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. 2) Vì sao nói Đông Kin”

  1. 1)

    Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.

    – Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.

    – Sự kiện:

         + Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

         + Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.

         + Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.

         + Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…

         + 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).

    2)

    * Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn vì đã:

    + Thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân Việt Nam.

    + Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, cổ động cách mạng, phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc.

    + Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.

    3)

    * Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý nghĩa:

    Làm suy kiệt lực lượng quân Pháp.

    Chứng tỏ binh sĩ người Việt và nông dân là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

    Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh chống đế quốc của binh sĩ người Việt và nông dân.

    4)

    Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

    – Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

    – Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản. Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người lãnh đạo xu hướng cải cách.

    Bình luận
  2. Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.

    – Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.

    – Sự kiện:

         + Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

         + Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.

         + Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.

         + Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…

         + 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).

    2

    Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã khiến thực dân Pháp phải e ngại.

    – Mặc dù chỉ hoạt động được 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11-1907), nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn.

    + Thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân Việt Nam.

    + Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, cổ động cách mạng, phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc.

    + Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.

    3

    Thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất và kiên quyết đấu tranh chống đế quốc người Việt.

    – Tiêu diệt được phần nào lực lượng quân Pháp.

    – Chứng tỏ binh sĩ người Việt và nông dân là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

    xin hay nhất ạ!

    Mimy@

    Bình luận

Viết một bình luận