1. Nêu tính chất hóa học của axit? mỗi tính chất viết phương trình phản ứng minh họa
2. Nêu tính chất hóa học của muối? mỗi tính chất viết phương trình phản ứng minh họa
3. Nêu tính chất hóa học của bazơ?mỗi tính chất viết phương trình phản ứng minh họa
4. Nêu tính chất hóa học của kim loại?mỗi tính chất viết phương trình phản ứng minh họa
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
* Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
Thí dụ:
3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Những kim loại không tác dụng với HCl, H2SO4 loãng như Cu, Ag, Hg,…
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
* Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
Thí dụ: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
*Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
Thí dụ: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
* Axit mạnh và axit yếu
Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
+ Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
+ Axit yếu như H2S, H2CO3,…
2.
Tính chất hóa học của muối
*Tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
*Tác dụng với axit
Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.
Thí dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
*Tác dụng với dung dịch muỗi
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓
* Tác dụng với dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓
* Phản ứng phân hủy muối
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…
Thí dụ: 2KClO3 —> 2KCl + 3O2
CaCO3 –> CaO + CO2
3.
* Tác dụng với chất chỉ thị màu.
– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
– Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
* Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O
* Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
* Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Thí dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
*Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Thí dụ: Cu(OH)2 —-> CuO + H2O
2Fe(OH)3 —> Fe2O3 + 3H2O
4.
*Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi: Hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag,…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit.
b) Tác dụng với phi kim khác (Cl.,, S,…): Nhiều kim loại tác dụng với nhiều phi kim, tạo thành muối.
*Tác dụng với dung dịch axit
Nhiều kim loại tác dụng với dung dịch axit (HCl,…) tạo thành muối và H2.
*Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ba,…) tác dụng với muối của kim loại yếu hơn, tạo thành muối và kim loại mới.
*HI VỌNG SẼ CÓ ÍCH CHO BẠN*