1. Nêu vai trò của giống cây trồng bằng nhân giống vô tính 2. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt 3. Nêu khái niệm côn trùng, bệnh cây. Phân bi

1. Nêu vai trò của giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
2. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt
3. Nêu khái niệm côn trùng, bệnh cây. Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
4. Sâu bệnh có tác hại gì đối với cây trồng? Nêu những dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại
5. Nêu các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày nội dung các biện pháp phòng trừ sâu bệnh: biện pháp thủ công, biện pháp hóa học, biện pháp sinh học

0 bình luận về “1. Nêu vai trò của giống cây trồng bằng nhân giống vô tính 2. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt 3. Nêu khái niệm côn trùng, bệnh cây. Phân bi”

  1. Câu 1:

    – Vai trò của giống cây trồng: Làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng số vụ mùa, làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm

    – Tiêu chí của giống cây trồng: 

    + Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương

    + Có chất lượng tốt và năng suất cao, ổn định

    + Chống chịu được sâu bệnh

    Câu 2:

    – Giâm cành : là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

    – Chiết cành : là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng

    – Ghép mắt : là dùng một bộ phận sinh trưởng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

    Câu 3:

    – Côn trùng (sâu bệnh): là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có một đâu râu.

    – Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi.

    – Biến thái hoàn toàn:

    + Vòng đời trải qua 4 giai đoạn.

    + Có giai đoạn nhộng.

    – Biến thái không hoàn toàn:

    + Vòng đời trải qua 3 giai đoạn.

    + Không có giai đoạn nhộng tầm.

    Câu 4:

    Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cho năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí còn không cho thu hoạch.

    Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

    + Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

    + Trạng thái: Cây bị héo rũ

    Câu 5:

    Các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:

    – Phòng là chính.

    – Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

    – Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

    Biện pháp thủ công

    – Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ những cành, lá bị bệnh. Ngoài ra còn dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

    – Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh

    – Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, tốn công

    Biện pháp hóa học

    – Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.

    – Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.

    – Nhược điểm:

    + Gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi

    + Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

    + Giết chết các sinh vật khác ở ruộng

    Biện pháp sinh học

    – Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại.

    – Ưu điểm: An toàn với người và động vật, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao

    – Nhược điểm: Hiệu quả chậm phụ thuộc vào loại thiên địch

    Bình luận
  2. Câu1:

    -làm tăng chat lượng nông sản

    Câu2:

    – Giâm cành :Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. 

    – ghép cành :Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác.

    – Chiết cành:Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất.

    Câu3:

    – Khái niệm về sâu bệnh hại:+Côn trùng là lớp động vật chân khớp ,cơ thể chia thành 3 phần : phần đầu ;ngực; bụng.

    -Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

    • Động vật phát triển không qua biến thái: con non và con trưởng thành giống nhau về hình thái, cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể. vd: lợn , bò…
    • Động vật phát triển qua biến thái bao gồm 2 nhóm:
      • Biến thái không hoàn toàn:con non giống với con trưởng thành nhưng bé hơn, khác về tỉ lệ các thành phần cơ thể, con non phải qua nhiều lần lột xác cứ một lần lột xác thì giống con trưởng thành hơn một ít. Ví dụ: cào cào con non chưa có cánh → qua nhiều lần lột xác đến lúc trưởng thành nó có cánh và trưởng thành về mặt sinh dục.
      • Biến thái hoàn toàn: giai đoạn ấu trùng khác hẳn với giai đoạn trưởng thành. Ví dụ: ấu trùng sâu → nhộng → bướm

    Câu4:

    –Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng: Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến cây trồng, làm cho năng suất, chất lượng nông sản giảm, thậm chí còn không cho thu hoạch.

    -Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, cây củ bị thối, thân cành bị sần sùi

    + Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng.

    + Trạng thái: Cây bị héo rũ

    Câu5:
    Trong quá trình canh tác rau, nhiều bà con nông dân vẫn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho rau mỗi khi có sâu bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh không phải ai cũng dùng đúng cách. Do vậy, không những không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và thiên địch.

    Bình luận

Viết một bình luận