1 Nêu vai trò của thức ăn đối vs vật nuôi 2 cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.nêu một số biện pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật n

By Katherine

1 Nêu vai trò của thức ăn đối vs vật nuôi
2 cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.nêu một số biện pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
3 nêu vai trò của chuồng nuôi , thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh
4 em hãy cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh , nguyên nhân gây ra bệnh ở vật nuôi
5 thức ăn đc cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào? vai trò của thức ăn
6 nêu biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi
7 vắc-xin là gì ? nêu tác dụng của vắc-xin

0 bình luận về “1 Nêu vai trò của thức ăn đối vs vật nuôi 2 cho biết mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.nêu một số biện pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật n”

  1. 1.

    Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.

    2.

    – Chế biến: là cắt thái, nghiền nhỏ thức ăn, nấu chín thực phẩm nhằm giảm bớt độ thô, sơ, các chất độc hại; tăng mùi vị, dễ tiêu hóa.

    – Dự trữ:là cất giữ,bảo quản thức ăn nhằm giữ cho thức ăn lâu hư,hỏng và luôn đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    1. – Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

    2. – Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

    3. – Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.

    4. – Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

    5. – Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.

    3.

    Chuồng nuôi là nhà ở của vật nuôi. Chuồng nuôi hợp vệ sinh sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi.

    – Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

    – Chuồng nuôi hợp vệ sinh là chuồng nuôi phải có nhiệt độ thích hợp(ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè) Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60%-75%)Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loài vật nuôi.

    4. 

    – Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

    Nguyên nhân gây bệnh:

    – Yếu tố bên trong là những yếu tố di truyền

    Ví dụ : Bệnh bạch tạng , dị tật bẩm sinh

    – Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hoá học, sinh học: kí sinh trùng, vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn…)

    5.

     – Sau khi được vật nuôi tiêu hóa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt trứng sữa, sừng, lông, da và cung cấp năng lượng làm việc cho vật nuôi

    – Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản, để vật nuôi dễ hấp thụ. Cụ thể: nước và vitaminđược hấp thụ thẳng qua vách rụt vào máu. Protein, lipit, gluxit, muối khoáng lần lược biến đổi thành axit amin, glyxerin và axit béo, đường đơn, I-on khoáng.

    Vai trò: Có thể kể ra như: thức ăn giúp chúng ta bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo quá trình phát triển; bên cạnh đó, thức ăn còn giúp bổ sung năng lượng cho các hoạt động, đáp ứng nhu cầu tiêu hóa mỗi khi có cảm giác đói, và quan trọng hơn là duy trì sự sống.

    6.

    – Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi. Quan sát vật nuôi thường xuyên để phát hiện biểu hiện lạ. 
    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.
    – Cho vật nuôi ăn thức ăn có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh.
    – Vệ sinh môi trường chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh vật nuôi kĩ càng, thường xuyên. 
    – Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.
    – Khi có vật nuôi bệnh cần cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe để tránh lây bệnh.

    7.

    Vacxin: là chế phẩm sinh học, để phòng bệnh truyền nhiễm, được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virút) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa.

     Tác dụng :

    + Khi đưa Vắc xin vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh(bằng phương pháp tiêm , nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.

    + Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch .

    Cho mik xin câu tl hay nhất nha

    Trả lời
  2. Câu 1.

    – Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

    – Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, lông.

    Câu 2.

    – Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa và loại bỏ chất độc hại.

    – Lâu hỏng.

    –  Đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

    – Một sô phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi.

    + Cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp.

    Câu 3 

    – Chuồn nuôi là nhà ở của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao sức khỏe vật nuôi.

    – Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đẩm bảo các yêu cầu.

    + Nhiệt độ thích hợp 

    + Độ ẩm 60%-75%.

    + Độ thông thoáng tốt.

    + Độ chiếu sáng thích hợp.

    + Không khí ít khí độc.

    – Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh chan nuôi.

    + Khí hậu độ ẩm trong chuồng thích hợp.

    + Thức ăn nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh

    – Vệ sinh thân thể cho vật nuôi ; tùy loài vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm vận động hợp lí.

    Câu 4.

    – Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ  thể do tác động của các yêu tố gây bệnh

    – Nguyên nhân. Bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài

    – Có 2 loại bệnh

    + Bệnh truyền nhiễm; do các vi sinh vật như vi-rút, vi khuẩn gây nên lây làn thành dịch bệnh.

    + Bệnh không truyền nhiễm; do các ký sinh như giun sán gây nên.

    Câu 5

    Mình chỉ biết vai trò cuẩ thức ăn thôi 

    * Vai trò của thức ăn

    – Cung cấp cho vật nuôi năng lượng và chất dinh dưỡng

    – Đối với cơ thể .+ Hoạt động của cơ thể 

                               + Tăng sức đề kháng

    – Đối với sản xuất và tiêu dùng + Thồ hàng, cày, kéo.

                                                       + Cung cấp thịt, sữa, trứng.

                                                       + Cung cấp lông, da, sừng, móng.

                                                       + Sinh sản.

    Câu 6.

    – Phải thực hiện đúng đủ các biện pháp kỹ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

    Câu 7.

    – Vắc-xin là chế phẩm sinh học, được chế từ chính mầm bệnh gây ra bện mà ta muốn phòng.

    – Tác dụng. Vắc-xin tác dụng bằng cách tạo cho cơ thể có khả năng miễn dịch.

    Trả lời

Viết một bình luận