1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản
2. Chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có những nét đặc biệt nào so vs cách mạng tư sản Anh
3. Chiến tranh dành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có những nét khác biệt nào so vs cách mạng tư sản khác
4. Trình bày tình hình KT Pháp cuối TK XIX đầu TK XX
5. Trình bày tình hình KT Anh cuối TK XIX đầu TK XX
6. Vì sao phong trào Kháng chiến chống thực dân xâm lược cuả nhân dân các nước Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX thất bại ?
7. Vì sao phong trào Kháng chiến chống thực dân xâm lược cuả nhân dân các nước Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX thất bại ?
1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản:
– Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
– Hai giai cấp mới: tư sản và vô sản hình thành.
– GC tư sản có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ PK chèn ép, dẫn đến mâu thuẫn
gay gắt với chế độ phong kiến.
2. Nét đặc biệt của chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có hình thức là chiến tranh giành độc lập còn cách mạng tư sản Anh là nội chiến
3. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có hình thức là chiến tranh giành độc lập còn các cuộc cách mạng tư sản khác có hình thức là nội chiến.
4. Tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
* Công nghiệp:
– Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại.
– Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư, sau Đức, Mĩ, Anh. Kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác tuy cũng có những tiến bộ đáng kể.
* Nông nghiệp:
– Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm do đất đai phân tán, manh mún.
* Tài chính:
– Hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
– Tổ chức độc quyền ở Pháp có sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng.
5. Tình hình kinh tế Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy vai trò lũng đoạn thị trường thế giới bị giảm sút, bị Mĩ và Đức vượt qua.
– Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa
– Trong công nghiệp: nhiều công ti độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành: khai thác than, dệt, thuốc lá, hóa chất, luyện kim,… đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
– Trong nông nghiệp: Anh lâm vào khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
6. Phong trào Kháng chiến chống thực dân xâm lược cuả nhân dân các nước Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX thất bại vì:
– Chưa có một chính Đảng lãnh đạo và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
– Phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết, chưa huy động được sức mạnh toàn dân.
– Các nước đế quốc, thực dân mạnh, dễ đàn áp phong trào đấu tranh.
7. Phong trào Kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX thất bại vì:
– Phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết.
– Thực dân Anh thực hiện chính sách chia để trị và đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa.