1/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em? 2/ các biện pháp phòng chóng bệnh còi xương ở trẻ. MỌI NGƯỜI GIÚP MIK VỚI Ạ, CHIỀU MIK KIỂM TRA RỒI :<

By Maya

1/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em?
2/ các biện pháp phòng chóng bệnh còi xương ở trẻ.
MỌI NGƯỜI GIÚP MIK VỚI Ạ, CHIỀU MIK KIỂM TRA RỒI :<

0 bình luận về “1/ Nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em? 2/ các biện pháp phòng chóng bệnh còi xương ở trẻ. MỌI NGƯỜI GIÚP MIK VỚI Ạ, CHIỀU MIK KIỂM TRA RỒI :<”

  1. Đáp án:

    Bệnh còi xương có thể xuất hiện ở cả những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp cả ở những trẻ có cân nặng cao hơn trẻ cùng tuổi khác. Do vậy, các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh còi xương để kịp thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, sao cho trẻ được phát triển toàn diện và có dáng vóc chuẩn khi trưởng thành.

              Nguyên nhân trẻ bị còi xương

              Còi xương được hiểu là bệnh lý gây ra do thiếu vitamin D3 và rối loạn chuyến hóa vitamin D3. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương nhưng chủ yếu là do thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương là do trong thời kỳ mang thai người mẹ thiếu hụt vitamin D, điều  này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương ngay từ trong bào thai. Thiếu ánh nắng mặt trời, đây là nguyên nhân hay gặp do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng, nhà chật trội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo hoặc không được đưa ra ngoài trời tắm năng hay ở vùng cao có nhiều mây mù… khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.

              Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.

              Biểu hiện của bệnh còi xương

              – Trẻ thường xuyên quấy khóc, hay nôn chớ, trằn trọc, ngủ không ngon giấc, mồ hôi trộm ra nhiều cả lúc ngủ lẫn lúc thức, đặc biệt là tóc mọc vành khăn.

              – Xương sọ có dấu hiệu mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín, có bướu ở chán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra.

              – Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có biến dạng như ngực gà. Chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Trẻ chậm biết ngồi, biết đi.

              – Ở thể nặng, trẻ có thể xuất hiện những cơn giật do hạ canxi máu.

              Phòng bệnh

              Trẻ thiếu canxi là một trong những vấn đề luôn được các bậc cha mẹ quan tâm trong quá trình nuôi con, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát  triển hệ xương của trẻ. Do vậy, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý là biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh còi xương ở trẻ một cách hiệu quả, đồng thời trong quá trình nuôi dưỡng trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:

              – Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.

              – Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 – 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ.

              – Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và trong các bữa ăn cần bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) để trẻ có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau thì có các loại đậu đỗ…

              – Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng.

              Ngoài ra, đối với các bà mẹ đang mang thai, hoặc trẻ có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc vitamin D nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D. Đối với trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám định kỳ để được bác sỹ tư vấn chế độ ăn cho trẻ.

     

    cho mik 5 sao nha vơi mik xin câu trả lời hay nhất chúc bạn học tốt no copy :))

     

    Trả lời
  2. 1/ Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn: ngoại sinh và nội sinh.

    • Ngoại sinh là từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.

    • Nội sinh là từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.

    Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.

    2/

    • Để phòng ngừa còi xương cho trẻ, phụ nữ mang thai cũng cần phải chú ý chăm sóc bản thân và cung cấp dưỡng chất đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là những trường hợp đa thai nhu cầu thường cao hơn thông thường.

    • Thực hiện một chế độ ăn cân đối và cho trẻ tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương .

    • Đối với trẻ nhũ nhi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân bằng và có tỷ lệ Vitamin D cao hơn hẳn tất cả các loại sữa công thức và thực phẩm bổ sung khác. Còn khi trẻ đã ăn dặm thì chế độ dinh dưỡng cần cân đối để đảm bảo bổ sung các chất Canxi, Photpho là nguyên liệu tạo nên bộ khung xương.

    • Ở những vùng nhiều sương mù, ánh sáng mặt trời không đủ giúp tổng hợp Vitamin D, thì trẻ em cần phải được bổ sung Vitamin D3 đường uống. Và để hấp thu Vitamin D tốt thì chế độ ăn của trẻ không được kiêng khem dầu mỡ.

     Chúc bn học tốt nhá 

    cho mk xin hay nhất ạ 

    Trả lời

Viết một bình luận