1.Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc. 2 .Sự thành lập nhà Nguyễn ? Tình

1.Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc.
2 .Sự thành lập nhà Nguyễn ? Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn ?

0 bình luận về “1.Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc. 2 .Sự thành lập nhà Nguyễn ? Tình”

  1. 1. Chính sách của vua Quang Trung để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc là :

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
    + Khuyến khích giao thương hàng hóa.

    + Ban bố Chiếu lập học,lập thêm trường,lớp.

    + Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức

    2. Sự thành lập nhà Nguyễn 

    + Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần.

    + Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây Sơn.

    + Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ.

    + Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là vua Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân.

    Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn

    -Kinh tế phát triển do các chúa Nguyễn quan tâm đến nông nghiệp, thực hiện các chính sách như: khai hoạng , cấp nông cụ , khuyến khích lập làng ấp mới,cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi

      Xin 5* và hay nhất !

      

      

    Bình luận
  2. 1.

    Những chính sách của vua Quang Trung để phục hồi phát triển kinh tế ,ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc là:

    * Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    => Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

    => Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    * Về văn hóa, giáo dục:

    – Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

    – Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    – Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    2)

    *Sự thành lập nhà Nguyễn:

    Nhà Nguyễn (1802 – 1945) được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt, năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam.

    *Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn:

    a) Nông nghiệp:

    – Công cuộc khai hoang: được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

    – Chính sách quân điền: được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

    – Đê điều: tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

    b) Công thương nghiệp: phát triển.

    -Công nghiệp, thủ công nghiệp:

    + Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ…

    + Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

    Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

    + Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng thuế nặng.

    c) Thương nghiệp:

    + Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị. thị tứ phồn thịnh.

    + Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Nhà nước cũng có thuyền chở gạo và đường sang các nước xung quanh để trao đôi. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định.



    Bình luận

Viết một bình luận