1. Những thành tựu văn hóa Champa 2. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?Nhằm mục đích gì? 3. Công lao to lớn của họ Khúc là gì ? 4. D

By Emery

1. Những thành tựu văn hóa Champa
2. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?Nhằm mục đích gì?
3. Công lao to lớn của họ Khúc là gì ?
4. Dương Định Nghệ chống quân xâm lược của Nam Hán
5. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

0 bình luận về “1. Những thành tựu văn hóa Champa 2. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?Nhằm mục đích gì? 3. Công lao to lớn của họ Khúc là gì ? 4. D”

  1. 1.

     

    * Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:

    – Nông nghiệp:

    + Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

    + Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

    + Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

    – Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

    – Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.

    * Văn hóa:

    – Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).

    – Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.

    – Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…

    2.

     

    Cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra (tiêu biểu là khởi nghĩa Hoàng Sào)

    => Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

    – Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.

    – Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

    – Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ

    – Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã:

    + Đặt lại các khu vực hành chính.

    + Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

    + Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

    + Lập lại sổ hộ khẩu.

    3.

       Sau khi Khúc Thừa Dụ làm Tiết đọ sứ 2 năm thì mất (907) ,con trai là Khúc Thừa Hạo lên thay.Khúc Thừa Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối (chính sự cốt chuộng khoan dung ,giản dị ,nhân dân đều được yên vui).Ông đax làm nhiều việc lớn:đặt lại các khu vực hành chính,cử người trông coi mọi việc đến tận xã , xem xét và đặt lại mức thuế , bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc Thuộc ;lập lại sổ hộ khẩu…..

       Những việc làm đó thể hiện mong muốn đất nước độc lập,tự do , hạnh phúc nhân dân của khúc Thừa Hạo

    4.

       Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.

    Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.

    Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.

    Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).

    Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

    Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.

    Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

    5.
     

    Ngô Quyền (898 – 944), người Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.

    Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

    Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nhân cớ đó, cho quân xâm lược nước ta lần thứ hai.

    Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.

    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

                                  CHÚC BẠN HỌC TỐT 

    Trả lời

Viết một bình luận