1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

0 bình luận về “1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?”

  1. 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

    – Năm 179 (TCN) Triệu Đà xác nhập Âu Lạc vào Nam Việt.

    – Năm 111 (TCN) nhà Hán chiếm Âu Lạc,chia thành 3 quận: Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

    – Đứng đầu châu là Thứ Sử, đứng đầu quận là thái thú coi việc chính trị, đô uý coi việc quân sự, dưới quận huyện là các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

    – Vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng cách đặt ra hàng trăm thứ thuế nhất là thuế muối và sắt, bắt dân ta phải cống nạp những sản vật quý: Sừng tê, ngà voi….

    – Bắt dân ta phải sống theo phong tục Hán…

    ⇒ Năm 34 Tô Định làm thái thú Giao Chỉ

    → Cuộc sống nhân dân ngày càng khổ cực.

    Bình luận
  2. Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

    Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.

    Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

    Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

    Bình luận

Viết một bình luận