1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi? – Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? 2. Lập niên bi

1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi?
– Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì?
2. Lập niên biểu những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ năm 40 đến năm 44. Hai Bà Trưng đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa năm 40 thắng lợi ?
3. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
4.Vì sao nhà Hán lại độc quyền về sắt?
ai rảnh giúp mình trả lời hết đc k mình hết điểm rồi

0 bình luận về “1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi? – Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì? 2. Lập niên bi”

  1. 3,

    Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

    Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

    – Nông nghiệp:

    + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

    + Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

    + Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

    + Cây trồng và vật nuôi phong phú.

    Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

    – Thủ công nghiệp:

    + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

    + Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

    + Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

    – Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

    + Hình thành các làng.

    + Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

    + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

    4,

    Thời gian

    Sự kiện

     Mùa xuân năm 40

    (tháng 3 dương lịch)

    – Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn

     (Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm Cổ Loa. Tô Định hốt hoảng bỏ thành trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

     Tháng 4 năm 42 đến tháng 3 năm 43

    – Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố.

    – Quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút lui.

    – Mã Viện chiếm được Hợp Phố, tiến đánh Lãng Bạc. Tại Lãng Bạc diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.

    – Quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê.

     Cuối tháng 3 năm 43

    (tức ngày 6-2 âm lịch)

    – Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

     Mùa thu năm 44

    – Mã Viện thu quân về nước, quân đi 10 phần, khi về chỉ còn 4, 5 phần.

    – Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua

    (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

    – Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

    Bình luận

Viết một bình luận