1. Phân biệt cận thị và viển thị? 2.Vì sao chúng ta không nên đọc sánh trên những nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu xe bị xóc? =-Giúp với,cảm ơn=-

By Mackenzie

1. Phân biệt cận thị và viển thị?
2.Vì sao chúng ta không nên đọc sánh trên những nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu xe bị xóc?
—-Giúp với,cảm ơn—-

0 bình luận về “1. Phân biệt cận thị và viển thị? 2.Vì sao chúng ta không nên đọc sánh trên những nơi thiếu ánh sáng hoặc trên tàu xe bị xóc? =-Giúp với,cảm ơn=-”

  1. 1.Cận thị là tên gọi trên lâm sàng cho tật nhìn gần. Những người cận thị thì nhìn các vật ở xa bị mờ vì nhãn cầu của họ quá dài hoặc thủy tinh thể quá cứng. Điều này dẫn đến mặt phẳng tiêu nằm ở trước võng mạc chứ không nằm đúng trên võng mạc. Người cận thị nhìn vật rõ hơn khi ở gần và thủy tinh thể có thể không cần điều tiết bởi vì tia sáng có thể hội tụ ở võng mạc (do tiêu cự dài hơn). Bởi vậy người cận thị có thể nhìn gần tốt, nhưng không nhìn xa được. Bệnh này có thể được điều chỉnh bằng đeo kính phân kỳ (kính lõm vào trong), tán rộng các tia sáng hơn để kéo dài tiêu cự nhờ vậy mặt phẳng qua tiêu điểm có thể tới đúng võng mạc, như thể hiện ở hình vẽ này.

    Viễn thị là tên gọi trên lâm sàng cho tật nhìn xa. Ở người viễn thị các vật ở gần thì nhìn mờ bởi vì nhãn cầu của họ quá ngắn hoặc thủy tinh thể của họ quá yếu. Điều này dẫn đến mặt phẳng tiêu nằm ở sau võng mạc chứ không nằm đúng trên võng mạc. Các vật ở xa cho ảnh bình thường vì mặt phẳng tiêu có thể được đẩy ra phía trước vào đúng võng mạc nhờ thủy tinh thể. Các vật ở gần hơn cần độ hội tụ lớn hơn và ở người viễn thị yêu cầu này là dài hơn khoảng thủy tinh thể có thể điều tiết, vì vậy mặt phẳng tiêu sẽ ở phía sau của võng mạc. Điều này có thể được điều chỉnh bởi kính hội tụ (mặt cong lồi ra trước) chúng giúp các tia sáng gần nhau hơn rút ngắn tiêu cự nhờ vậy mặt phẳng tiêu sẽ nằm trên võng mạc, như thể hiện ở hình này.

    2.

    • Khi đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định

    => Làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn

    => mắc tật cận thị

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Câu 1:

    * Cận thị:

    – Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết

    – Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước và sau của cầu mắt dài khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc

    * Loạn thị:

    – Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ

    – Nguyên nhân của loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc bị giảm đi. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn

    Câu 2:

    – Không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu vì sẽ không giữ khoảng cách để đọc sách, sự điều tiết mắt không ổn định, làm thể thủy tinh luôn luôn phồng, dần sẽ mất khả năng dãn

    Trả lời

Viết một bình luận