1.Phân biệt quần thể, xã sinh thái. Nhận biết qua các ví dụ 2. Chuỗi thức ăn sắp xếp các sinh vật theo thành phần hệ sinh thái 3. Hiện tượng tự tỉa là

1.Phân biệt quần thể, xã sinh thái. Nhận biết qua các ví dụ
2. Chuỗi thức ăn sắp xếp các sinh vật theo thành phần hệ sinh thái
3. Hiện tượng tự tỉa là gì, có mối quan hệ gì, áp dụng trong thực tiễn khi nào diễn ra mạnh, khi nào diễn ra yếu

0 bình luận về “1.Phân biệt quần thể, xã sinh thái. Nhận biết qua các ví dụ 2. Chuỗi thức ăn sắp xếp các sinh vật theo thành phần hệ sinh thái 3. Hiện tượng tự tỉa là”

  1. Đáp án:

    Quần xã sinh vật   Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

       Ví dụ:  quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xã rừng liêm, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi …

    Quần thể sinh vật  Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

      Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng …

     

    2.

    + Sâu ăn lá tham gia vào các chuỗi thức ăn sau: 

    Cây gỗ → sâu ăn lá cây →  chuột → rắn

    Cây gỗ → sâu ăn lá cây → cầy→ đại bàng

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa→ rắn

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → chuột→ rắn

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → cầy → đại bàng

    + Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái

    Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, chuột, hươu.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ.

    Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đốt

    3.

    • Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài
    • Xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.

    Bình luận
  2. Câu1
    *) Giống nhau: đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong khoảng không gian, thời gian xác định.

    (*) Khác nhau:
    + Quần thể sinh vật:
    – Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
    – Đơn vị cấu trúc là cá thể.
    – Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể giao phối và giao phấn với nhau.
    – Độ đa dạng thấp.
    – Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn.
    – Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.

    + Quần xã sinh vật:
    – Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
    – Đơn vị cấu trúc là quần thể.
    – Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.
    – Độ đa dạng cao.
    – Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.
    – Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
    Câu 2

    + Sâu ăn lá tham gia vào các chuỗi thức ăn sau: 

    Cây gỗ → sâu ăn lá cây →  chuột → rắn

    Cây gỗ → sâu ăn lá cây → cầy→ đại bàng

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa→ rắn

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → chuột→ rắn

    Cây cỏ → sâu ăn lá cây → cầy → đại bàng

    + Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái

    Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, chuột, hươu.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn.

    Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ.

    Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đốt.

    Câu 3

    Tự tỉa ở thực vật là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng, dẫn đến những cá thể yếu không có khả năng cạnh tranh sẽ bị chết và bị tỉa.

    Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.

    Bình luận

Viết một bình luận