1. Phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta? 2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy trình bày đặc điểm l

By Eva

1. Phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta?
2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, từ đó rút ra đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.

0 bình luận về “1. Phân tích ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta? 2. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy trình bày đặc điểm l”

  1. 1)ĐKTN nước ta chịu ảnh hưởng của địa hình theo:

    + Đông – Tây:địa hình cao dần,mưa ít dần,thảm thực vật thay đổi theo độ cao.động vật cũng phân bố khác nhau,nhiệt độ tăng dần,biên độ nhiệt giảm.

    + Bắc – Nam(dãy Bạch Mã làm ranh giới):- BM->ra:(tháng 11->4 năm sau))chịu ảnh hưởng mạnh cua gió mùa đông bắc,lạnh,mưa nhìu,khí hậu khô.(tháng 5>10)) chịu ảnh huơng của gió mùa đông nam,gây mưa bắc bộ.bắc trung bộ chịu ảnh hưởng gió LÀO,nóng.

    – BM-> vào:(11>4 năm sau)ít chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc,nam trung bộ mưa ít,nam bộ và tây nguyên nắng.(5>10) nam bộ,tây nguyên chịu ảnh hưởng gió mùa tây nam,mưa nhìu.khi đó nam trung bộ lại nắng gay gắt do gió tây nam(LÀO).

    GTVT:+ phía đông thuận tiện cho đường bộ,thủy,sắt,sông,…

    + phía đông trở ngại cho gtvt,do địa hinh dốc núi cao,khí hậu khắc ngiệt,…

    2)

    Trả lời
  2. 1. Ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ phần đất liền đến tự nhiên nước ta

    * Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta: kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, cong hình chữ S.

    * Ảnh hưởng:

    – Làm khí hậu và sinh vật phân hoá theo chiều Bắc – Nam (vĩ độ)

    – Làm sông ngòi nước ta hầu hết ngắn, các hệ thống sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài.

    – Làm thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông

    2. Trình bày đặc điểm lát cắt địa hình CD, rút ra nhận xét về đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc

    1,00

    * Đặc điểm lát cắt địa hình CD

    – Vị trí lát cắt: kéo dài từ biên giới Việt Trung, qua núi Phanxipang, núi Phu Pha Phong đến sông Chu, có hướng (từ C đến D) tây bắc- đông nam.

    – Độ cao lát cắt: phổ biến trên 1000m. Nhiều đỉnh núi trên dãy Hoàng Liên Sơn cao trên 2000m như núi Phanxipang (3143m), núi Phu Luông (2985m)…

    * Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.

    – Hướng nghiêng địa hình và hướng núi: tây bắc- đông nam.

    – Độ cao địa hình: là khu vực cao và đồ sộ nhất nước ta, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao 3143m- cao nhất cả nước.

    Cấu trúc gồm 3 bộ phận chính: phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía tây là các dãy núi chạy dọc biên giới Việt- Lào, ở giữa là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

    Trả lời

Viết một bình luận