1. Phân tích cơ sở khách quan của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ thực trạng văn hoá ở cơ quan, ngành và địa phương mình.
2. Phân tích nội dung phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Liên hệ những nội dung văn hoá quan trọng cần tập trung xây dựng nhất ở ngành nghề, địa phương mình.
3. Làm rõ cơ sở khách quan và nội dung thực hiện các chính sách xã hội vì con người. Liên hệ với nhiệm vụ của mỗi người trong việc thực hiện các chính sách đó.
4. Phân tích vì sao quá trình đối mới ở nước ta phải lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, mỗi ngành, mỗi địa phương, gia đình và mỗi người cần phải làm gì?
5. Phân tích nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Ý nghĩa của việc thực hiện những nội dung đó.
6. Làm rõ quan điểm và những định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc thực hiện những định hướng đó.
7. Vì sao phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội? Để thực hiện điều đó Đảng ta đã đã có những chủ trương gì?
* Anh (chị ) ơi! giải đáp các câu hỏi này giúp em với ạ!. Giúp em với ạ. Em cảm ơn
1 . Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi hành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. Trong suốt chặng đường hơn 83 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của văn hóa và thường xuyên quan tâm lãnh đạo, phát huy sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
2.Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn.