1:phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động 2:trình bày quá trình tiêu hóa của protêin, gluxit,lipit 3:trình bày cấu tạo củ

1:phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động
2:trình bày quá trình tiêu hóa của protêin, gluxit,lipit
3:trình bày cấu tạo của hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu phù hợp với chức năng
4:phân tích những điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân

0 bình luận về “1:phân tích đặc điểm cấu tạo của bắp cơ phù hợp với chức năng vận động 2:trình bày quá trình tiêu hóa của protêin, gluxit,lipit 3:trình bày cấu tạo củ”

  1. 1.

    – Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.

    – Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

    2.

    • Quá trình tiêu hóa hóa học của prôtêin, gluxit, lipit ở các giai đoạn của ống tiêu hóa:

    + Ở khoang miệng:

    • Gluxit: Chỉ có một lượng nhỏ tinh bột chín được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ.
    • Prôtêin và lipit: Không được tiêu hóa hóa học ở khoang miệng.

    + Ở thực quản: Thức ăn qua thực quản rất nhanh, nên hầu như không có sự biến đổi nào xảy ra ở đây.

    + Ở dạ dày:

    • Prôtêin: Prôtêin được được biến đổi thành các chuỗi pôlipeptit ngắn khoảng từ 3 —10 aa.
    • Gluxit và lipit: Không được tiêu hóa hóa học ở dạ dày.

    + Ở ruột non:

    • Gluxit: Tất cả gluxit (trừ xenlulôzơ) đều được enzim của tuyến tụy và tuyến ruột biến đổi thành đường đom.
    • Prôtêin: Tất cả prôtêin đều được enzim biến đổi thành axit amin
    • Lipit: Toàn bộ lipit đều được enzim biến đổi thành axit béo và glixêrin.

    + ở ruột già:

    • Gluxit: Chỉ có xenlulôzơ chưa được tiêu hóa ở các giai đoạn trên bị các vi sinh vật lên men thối —> tạo thành nước và CO2

    3.

    Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:

    – Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.

    – Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:

    + Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.

    + Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác

    + Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)

    + Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân

    + Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân

    b) Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

    – Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.

    – Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động.

    Bình luận

Viết một bình luận