1/ Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương?
2/ Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
3/ Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp , nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?
4/ So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
5/ Qua cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống của Phan Châu Trinh, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
6/ Đánh giá đóng góp của của Phan Châu Trinh đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX?
7/ Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
1
*Nguyên nhân:
-Sau khi Pháp phản công chiếm kinh thành Huế.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở(Quảng Trị),Ngày 13/7/1885,ông nhân danh nhà vua hạ chiếu ”Cần Vương”, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
2
+ Khởi nghĩa có quy mô lớn kéo dài, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng, căn cứ và vũ khí
+ Cách thức chiến đấu đa dạng, có quy củ
+ Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương
3
* Tích cực:
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
– So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.
– Bộ mặt Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường sắt, cảng biển được xây dựng.
* Tiêu cực:
– Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.
– Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.
– Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
4
Giống nhau về mục đích cách mạng: Kết hợp cứu nước với duy tân, giành độc lập đồng thời giành quyền tự do dân chủ cho nhân dân và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Khác nhau về việc xác định mục tiêu trước mắt và biện pháp thực hiện.
– Phan Bội Châu chủ trương bạo động: Trước hết phải đánh Pháp để giành độc lập cho dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết để duy tân, phát triển đất nước.
– Phan Châu Trinh chủ trương cải cách: Trước hết phải duy tân đất nước, cải cách dân chủ. Đây là điều kiện tiên quyết để giải phóng dân tộc.
5
Bài học rút ra từ phong trào:
* Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh đế quốc được).
* Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.
6
-phong trào cứu nước của cụ cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta.
-thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của dân mình; dân đã khôn ngoan tiến bộ về mọi mặt, đã biết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được
7
-Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi về giúp đồng bào mình.
-Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.