1.Phân tích ý nghĩa của cuộc duy tân minh trị
2.Giải thích việc nhật bản tiến hành cải cách
3.Giải thích tính chất của cuộc duy tân minh trị
4.Vai trò của đảng quốc đại đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ấn độ(1885-1908)
5.Liệt kê các phong trào đấu tranh của nhân dân trung quốc từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 theo các nội dung sau:tên phong trào,thời gian,lãnh đạo,nét nổi bật,kết quả
6.Nguyên nhân thất bại các phong trào đấu tranh của nhân dân trung quốc (giữa thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20)
7.Phân tích ý nghĩa của cách mạng tân hợi
1. Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị:
– Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
– Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
2. Giải thích việc Nhật tiến hành cải cách:
– Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
– Phong trào đấu tranh chống Sôgun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
– Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
3. Giải thích tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị:
– Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản. Vì:
– Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.
– Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.
– Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.
4. Vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:
– Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
– Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh phải có một số nhượng bộ.
– Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại độc lập dân tộc.