1 “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực (…). Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới…”
(Trích SGK Lịch sử lớp 9, trang 42,43 NXB Giáo dục Việt Nam năm 2013)
a. Bằng những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại đã học, hãy làm rõ ý kiến trên.
b. Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).
Câu 2:
Trình bày sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội.
Câu 4:
a) Hãy nêu những hiểu biết của em về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
b) Tại sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được dư luận thế giới ủng hộ? Thắng lợi này có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
Câu 1.
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than – thép châu Âu” vào tháng 4 – 1951 gồm sáu nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bi, Hà Lan và Lúc-xăm-bua. Sau đó, tháng 3 – 1957, sáu nước trên lại cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu-, rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
– Cộng đồng kinh tế châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EEC, ra đời nhằm hình thành một thị trường chung (Thị trường chung châu Âu) để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa sáu nước, tiến tới thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản.. đồng thời, có một chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông…
+ Có nhiều nguyên nhân đưa tới những liên kết kinh tế trên :
– Một là, sáu nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, có một nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác phát triển là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và còn giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.
– Hai là, từ năm 1950, do nền kinh tế bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, các nước Tây Âu ngày càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. Các nước Tây Âu đứng riêng lẻ không thể đọ được với Mĩ, họ cần phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Tháng 7 – 1967, ba Cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EC). Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 -1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich (Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu.
+ Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng :
Với những bước tiến của quá trình liên kết, Hội nghị Ma-xtrích quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh châu Âu (viết tắt theo tiếng Anh là EU).
Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 và đến năm 2004 là 25 nước. Hiện nay nước Anh đã rút ra khỏi liên minh này.
Câu 2.
– Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tìm hiểu tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập Cộng sản đoàn (2-1925). Tháng 6-1925, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức quá độ để tiến lên thành lập Đảng, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Hội có hệ thống tổ chức chặt chẽ, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ đến chi bộ. Đến năm 1929, Hội có khoảng 1700 hội viên.
– Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo một đội ngũ cán bộ. Từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được 75 người, đa số là thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước. Họ “học làm cách mạng, học hoạt động bí mật”, rồi bí mật về nước hoạt động, tuyên truyền lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số sang học trường Đại học Phương Đông Matxcơva (Liên Xô), hoặc vào trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản không ngừng phát triển. Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.
Yêu cầu trên tác động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào cuối năm 1929 là một xu hướng tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân. Là bước chuẩn bị trực tiếp về mặt tổ chức tiến tới thành lập một đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng ở nước ta.
Câu 4.
a. Phong trào đấu tranh bùng nổ sớm nhất ở Bắc Phi, sau đó lan ra các vùng khác. Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (7/1952) lật đổ vương triều Pharúc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hoà Ai Cập. Cùng năm 1952, nhân dân Libi giành được độc lập.
– Từ nửa sau thập niên 50 đến năm 1960
Hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi nối tiếp nhau tan rã, các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc, Xu-đăng (1956); Gana (1957); Ghinê (1958),…
– Từ năm 1960 đến năm 1975
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 quốc gia giành được độc lập. Năm 1975, nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
b. Vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa nên được thế giới ủng hộ
* Ý nghĩa:
– Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
– Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.