1) Sinh sản hữu tín . Quả và hạt. -Đặc điểm của quả và hạt tự phát tán,phát tán nhờ động vật. -Sự tạo thành quả và hạt – Điều kiện cần để hạt giống đư

1) Sinh sản hữu tín . Quả và hạt.
-Đặc điểm của quả và hạt tự phát tán,phát tán nhờ động vật.
-Sự tạo thành quả và hạt
– Điều kiện cần để hạt giống được gieo phát triển tốt.
2) Các nhóm thực vật
– Nguồn gốc thực vật.
3) Vai trò của thực vật
– Thực vật đối với con người và động vật
– Nguyên nhân hạn hán
– Tính đa dạng của thực vật
– Vai trò lá cây trong ngăn bụi
– Thực vật góp phần hạn chế xói mòn đất, biện pháp giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu.
4) Vi khuẩn – nấm – -địa y
– Phương pháp bảo quản thực phẩm.
– Nhận định về virut
Các bạn trả lời giùm mình nhé ! Em sắp thi rồi buồn ghê á ! MN giúp em nhé ! Ai làm trước mà đúng nhất em cho 5* và câu trả lời hay nhất nhé ! Thank you for much ! ><

0 bình luận về “1) Sinh sản hữu tín . Quả và hạt. -Đặc điểm của quả và hạt tự phát tán,phát tán nhờ động vật. -Sự tạo thành quả và hạt – Điều kiện cần để hạt giống đư”

  1. 1) Sinh sản hữu tín . Quả và hạt.

     Đặc điểm của quả, hạt tự phát tán: thường thuộc loại quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt được phát tán đi xa.

    – Đặc điểm của quả, hạt phát tán nhờ động vật: thường cứng hoặc có gai móc để bám vào cơ thể động vật, ngoài ra chúng cũng thường là quả mà động vật ăn được.

    – Sự tạo thành quả và hạt: Sau khi thụ tinh xong thì phôi phát triển thành hạt và bầu lớn lên thành quả. Ða số thực vật, nếu hoa không được thụ phấn, thụ tinh thì sau đó sẽ rụng toàn hoa. Còn những hoa được thụ phấn, thụ tinh thì cánh hoa, nhị hoa và cả vòi nhụy khô và rụng đi chỉ còn bầu nhụy phát triển. Một số loại hoa khác thì các bộ phận của hoa tồn tại và phát triển đồng thời cùng với bầu thành quả. …

    + Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: đủ nước (độ ẩm), nhiệt độ, không khí thích hợp.

    + Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.

    2) Các nhóm thực vật

    Nguồn gốc thực vật: cây trồng bắt nguồn từ cây dại.

    – Cây trồng khác cây dại: tùy theo mục đích sử dụng mà từ một loài cây dại ban đầu con người đã tạo ra được nhiều thứ cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

    – Muốn cải tạo cây trồng cần phải:

    + Dùng những biện pháp (lai giống, gây đột biến, kĩ thuật di truyền…) để cải biến đặc tính di truyền của cây trồng.

    + Chọn những đặc điểm tốt, phù hợp với nhu cầu, loại bỏ cây xấu.

    + Nhân giống.

    + Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây biểu hiện những đặc tính tốt nhất.

    3) Vai trò của thực vật

    Thực vật đối với động vật: chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc cho con người), cung cấp ôxi dùng cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.

    – Thực vật đối với con người:

    + Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp.

    +  Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.

    + Làm thuốc, làm cảnh.

    Bình luận

Viết một bình luận