1. so sánh điểm khác trong chính sách ngoại giao của thời nguyễn với thời quang trung. 2. vua quang trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát

1. so sánh điểm khác trong chính sách ngoại giao của thời nguyễn với thời quang trung.
2. vua quang trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc.
3.nguyên nhân thắng, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa lam sơn

0 bình luận về “1. so sánh điểm khác trong chính sách ngoại giao của thời nguyễn với thời quang trung. 2. vua quang trung đã có những chính sách gì để phục hồi, phát”

  1. 1)

     Ngoại giao
    _ Thời Quang Trung:đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng vẫn kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của Tổ Quốc
    _ Thời Nguyễn: thuần phục nhà Thanh nhưng khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây

    (*) Ngoại thương
    _ Thời Quang Trung: 

    + bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế
    + mở cửa ải, thông chợ búa​

    _ Thời Nguyễn

    + buôn bán với các nước : Trung quốc, Xiêm, Mã Lai, 
    + hạn chế buôn bán với các nước phương tây​

    2)

    Về kinh tế:

    – Nông nghiệp:

    + Ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

    => Mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.

    – Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.

    + Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa.

    => Hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    * Về văn hóa, giáo dục:

    – Ban bố Chiếu lập học, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

    – Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

    – Giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

    => Quang Trung đề cao việc phát triển giáo dục, muốn tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát li khỏi sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

    3)

    Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

    – Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    – Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

    – Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

    Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    -Kết thúc 20 năm bị đô hộ.

    -Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

     

    Bình luận

Viết một bình luận