1) So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê với thời Lý?Nhận xét cách đào tạo và tuyển dụng quan lại thời Lê ? 2) So sánh xã hội thời Lê sơ với thời Lý

By Kennedy

1) So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê với thời Lý?Nhận xét cách đào tạo và tuyển dụng quan lại thời Lê ?
2) So sánh xã hội thời Lê sơ với thời Lý-Trần ?
3) Nêu thành tựu văn hóa nghệ thuật thời Lê sơ ??
Mọi người giúp mình nhé ?!!!///
tại sao lại bị xóa mn biết không hôm qua mình vừa mới đặt câu hỏi xong

0 bình luận về “1) So sánh tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê với thời Lý?Nhận xét cách đào tạo và tuyển dụng quan lại thời Lê ? 2) So sánh xã hội thời Lê sơ với thời Lý”

  1. 1/Triều đình:

    -Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.

    -Giúp vua có các quan đại thần.

    -Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.

    -Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã.

    Các đơn vị hành chính:

    -Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

    -Chia nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã.

    Cách đào tạo, tuyển chọn quan lại:

    -Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng.

    -Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại

    -Đặc điểm nhà nước:

    -Nhà nước thời Lý – Trần:

    -Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê

    -Nhà nước quân chủ quý tộc

    -Nhà nước thời Lê Sơ:

    -Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội.

    -Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

    2/

    Giống:

    – Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

    – Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

     Khác:

    – Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô – nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

    – Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

    3/Những thành tựu về văn hóa:

    – Văn học:

    + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

    – Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    – Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    – Y học:  Bản thảo thực vật toát yếu.

    – Toán học:  Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    – Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    Trả lời
  2. 1)

    * Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê:

    • Chính quyền trung ương có 3 ban: Văn ban, võ ban và tăng ban
    • Chia nước thành 10 đạo
    • Tổ chức quân đội theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

    Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê:

    • Vua trực tiếp quyết định mọi việc.
    • Ở trung ương, có đại thần, quan văn, quan võ
    • Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, xã
    • Các cơ quan như Ngự sự đài, Hàn lâm viện được duy trì với quyền hành cao hơn.
    • Cả nước chia thành 3 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo đều có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới đạo là các phủ, huyện, châu. Người đứng đầu xã là xã trưởng do dân bầu.
    • Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn thời Đinh, Tiền Lê.

    * Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội)

    2)

    * Xã hội thời Lý – Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

    – Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

    – Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

    * Điểm khác nhau:

    – Thời Lý – Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô – nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

    – Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh

    3)

    -Văn học:

    -Chữ Hán:+Quân trung từ mệnh tập,Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

    +Quỳnh uyển cửu ca của vua Lê Thánh Tông

    -Chữ Nôm: +Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.
    +Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

    +Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (không rõ tác giả)

    -Khoa học:-Sử học:+Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu.
    +Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
    +Lam Sơn thực lục.
    -Địa lí:Hồng Đức bản đồ,Dư địa chí,An Nam hình thăng đồ.

    -Y học:Bản thảo thực vật toát yếu.

    -Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.

    +Lập Thành toán pháp của Vũ Hữu.

    -Nghệ thuật sân khấu: Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng phục hồi, phát triển.

    -NT kiến trúc: có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    Danh nhân văn hóa của dân tộc:Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

    chúc bạn học tốt !!!!!

    hơi dài nhé ????

    Trả lời

Viết một bình luận