1.Sự kiện mở đầu của thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại làm thay đổi cục diện thế giới là gì?
2.Theo em sự kiện nào chứng tỏ giai cấp vô sản ở các nước tư bản đã trưởng thành trong cao trào cách mạng 1918 – 1923?
3. Hậu quả nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến tình hình thế giới do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đem lại là gì?
4.Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945.
1. Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
2.
Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1923.
– Đỉnh cao của phong trào là sự thành lập các nước Cộng hòa Xô viết ở Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức, 4-1919), thể hiện khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội công bằng, dân chủ. Phong trào đấu tranh không chỉ dừng lại ở những chính sách kinh tế mà còn nhằm ủng hộ nước Nga Xô viết. Tuy không giành được thắng lợi nhưng phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
– Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…
– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.
3.
Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị – xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát:
4.Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng Công sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939:
– Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
học tốt
1 huấn hoa hồng
2 1992-2382