1.Sự suy yếu chế độ phong kiến tập quyền nêu biểu hiện và hậu quả
2.phong trào tây sơn
3.Vai trò của nguyễn huệ
1.Sự suy yếu chế độ phong kiến tập quyền nêu biểu hiện và hậu quả
2.phong trào tây sơn
3.Vai trò của nguyễn huệ
1.
* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:
– Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.
– Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
* Cuộc xung đột Nam – Bắc triều:
– Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
– Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
– Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
– Cục diện Nam – Bắc triều hình thành.
=> Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.
* Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:
– Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
– Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.
=> Chiến tranh Trịnh – Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
2.
Đặc điểm
+ Vua Lê Chiêu Thống phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân thanh, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế tiến quân ra Bắc chống quân xâm lược bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Quân Tây SƠn tiến quân thần tốc vừa đi vừa tuyển quân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi vang dội ở Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược.
– Nguyên nhân thắng lợi
+ Có sự chỉ huy tài tình của Quang Trung
+ Được nhân dân và quân sĩ ủng hộ.
3 . Nguyễn Huệ là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước. – Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
CHÚC CẬU HỌC TỐT
Câu 1:
*Biểu hiện
– Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền.
– Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
– Đầu thế kỉ XVII chiến tranh giữa 2 thế lực bùng nổ hơn 50 năm, 7 lần không phân thắng bại, phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước. Từ sông Gianh trở ra Bắc gọi là Đàng Ngoài, từ sông Gianh trở vào Nam gọi là Đàng Trong.
Triều đình vua Lê thế kỷ XVII.
– Đàng ngoài: triều đình Vua Lê – chúa Trịnh.
– Đàng trong: chính quyền “chúa Nguyễn”.
Phủ chúa Trịnh (tranh vẽ thế kỉ XVII)
*Hậu quả:
+ Gây bao đau thương cho dân tộc.
+ Đất nước bị tàn phá, suy giảm tiềm lực nghiêm trọng.
+ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.
Câu 3:
Nguyễn Huệ có vai trò rất quan trọng:
-Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
-Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.
-Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.
-Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phồm đúng đắn.
-Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hó, giáo dục,….
-> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.
Câu 2 mik kh hỉu đề
$\text{@Xin hay nhất nha bạn chủ tus}$