1. Suy nghĩ về giá trị bản thân. tìm 2 dẫn chứng ngoài nc và trong nc

1. Suy nghĩ về giá trị bản thân.
tìm 2 dẫn chứng ngoài nc và trong nc

0 bình luận về “1. Suy nghĩ về giá trị bản thân. tìm 2 dẫn chứng ngoài nc và trong nc”

    1. Thủ khoa Nguyễn Thị Hồng

    Sở hữu thành tích học tập tốt, lại chăm chỉ, chịu khó, từ nhỏ Nguyễn Thị Hồng luôn là hình mẫu “con ngoan, trò giỏi” của gia đình và nhà trường. Thế nhưng, một tai nạn bất ngờ năm 14 tuổi đã vĩnh viễn cướp đi đôi mắt của Hồng. Ánh sáng trước mắt cứ thế mờ dần rồi tắt hẳn, khiến cô bé sinh năm 1988 rơi vào tuyệt vọng. Sợ hãi, bất lực, mỗi lần ra khỏi nhà lại phải đối diện sự thương hại, cho nên nhiều năm sau biến cố ấy, Hồng sống khép mình, bầu bạn cùng chiếc máy thu thanh. Chính từ đây, câu chuyện về một người khuyết tật chỉ có thể cử động một chân vẫn luôn vui vẻ, yêu đời, tự đẩy xe lăn đi bán vé số trên sóng ra-đi-ô đã thay đổi suy nghĩ của cô gái dáng người mảnh khảnh. “Lúc đó, tôi tự vấn rằng, cả tay chân đều lành lặn, nghĩa là còn may mắn hơn nhiều người, cớ sao lại mất hy vọng?” – Hồng chia sẻ.Suy nghĩ lạc quan này thôi thúc Nguyễn Thị Hồng tìm đến ngôi trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu. Tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, lại có hoàn cảnh tương tự tại đây, cô xin bố mẹ cho ghi danh vào trường. Tuy nhiên, do đã quá tuổi cho nên Hồng không thể nhập học. Không bỏ cuộc, cô xin vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố. Cuối tuần đi học, còn trong tuần Hồng đi làm ở một cơ sở xoa bóp, bấm huyệt với thù lao 600 nghìn đồng/tháng. Thời gian rảnh rỗi, Hồng tham gia một số hoạt động thiện nguyện của các tổ chức phi chính phủ.Những buổi hoạt động xã hội ấy đã nhen nhóm trong cô gái trẻ khát khao giúp đỡ những mảnh đời không may mắn trong cuộc sống. Hồng nộp đơn xét tuyển vào Khoa Công tác xã hội, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội). Không nhìn được bài giảng trên bảng và slide máy tính, cô ghi âm lời thầy cô rồi về tìm, học thêm tài liệu bằng chữ nổi. Vốn có kinh nghiệm thực tế về công tác xã hội, Hồng nhanh chóng lọt tốp sinh viên tiêu biểu của trường. Thậm chí, cô gái khiếm thị còn hoàn thành chương trình đại học chỉ trong vòng ba năm rưỡi, trở thành thủ khoa Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. “Tôi muốn truyền thông điệp đến những người khuyết tật rằng: Cơ thể không lành lặn chỉ là khó khăn, không phải dấu chấm hết. Người khuyết tật vẫn có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khác khẳng định giá trị bản thân” – nữ thủ khoa đầy nghị lực nói

    2.Nick Vujicic

     

    Nick Vujicic – sinh ra đã không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống, năm anh 10 tuổi anh đã cố tự dìm mình trong bồn tắm, nhưng tình yêu đối với cha mẹ không cho phép anh làm điều đó. Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải chỉ có mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng “Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô dụng mãi” “tôi được sinh ra không phải là một sự trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này.

    Bình luận

Viết một bình luận