1. Tại sao kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng? 2. Trình bày âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta. 3

1. Tại sao kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng?
2. Trình bày âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.
3. Vì sao hào kiệt khắp nơi kéo về Lam Sơn?
4. Tại sao Lê Lợi tạm hòa với quân Minh?
5. Vì sao cuộc khởi nghĩa lam sơn giành được thắng lợi?
6. Lý giải ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
7. Phân biệt quân đội thời Lê sơ với quân đội thời Trần.
8. Cho biết tình hình kinh tế nông nghiệp, TCN và thương nghiệp thời Lê sơ?
9. Trình bày được tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
10. Những chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hóa, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật
Giúp mình nha

0 bình luận về “1. Tại sao kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng? 2. Trình bày âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta. 3”

  1. 1.Kháng chiến nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì 

    -Nhà Hồ không chiếm được lòng dân

    -Do đường lối Kháng chiến sai lầm

    2.-Về chính trị :

    +Thiết lập chính quyền thống trị trên cả nước

    +Xóa bỏ quốc hiệu Đại Việt,đổi thành quận Giao Chỉ,sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc

    -Về Xã hội:

    +Thi hành chính sách đồng hóa và bốc lột nhân dân

    +Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề

    +Bắt phụ nữ,trẻ em về TQ làm nô tì

    -Về văn hóa:

    +Cưỡng bức nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình

    +Thiêu hủy phần lớn sách quý của Đại Việt và mang về TQ nhiều sách có giá trị

    Bình luận
  2. 1. nhà hồ không được lòng dân : Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

    – do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà hồ

    + Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.

    + Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

    2.  – về chính trị:

    + Thiết lập chính quyền thống trị trên cả nước

    + Xoá bỏ quốc hiệu Đại Việt, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc;

    – về xã hội:

    + Thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân tàn bạo.

    + Đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.

    + Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì.

    – về văn hóa

    + Cưỡng bức nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình

    + Thiêu huỷ phần lớn sách quý của Đại Việt và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

    3. – Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

    – Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

    4. – do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên

    + Nghĩa quân Lam Sơn: những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn, nguy nan, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc. Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

    + Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước.

    5. – Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

    – Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

    – Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

    – Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

    6. – Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

    – Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

    – Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

    7. – giống nhau: cùng thực hiện chính sách ” ngự binh ư nông”

    – khác nhau

    + quân đội nhà Trần được chia làm hai loại: cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở các làng xã khi có chiến tranh, còn các quân đội của các vương hầu.

    + quân đội nhà Lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương

    + quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương:”quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”

    8. – nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
    – thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
    – thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
    9. tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    10. 

    Bình luận

Viết một bình luận