1) Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bố sung cho hoạt động của chim về ban ngày? 2) Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo n

1) Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bố sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
2) Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.
3) Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.
4) Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

0 bình luận về “1) Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bố sung cho hoạt động của chim về ban ngày? 2) Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo n”

  1.  1. Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ
    2.
    Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:  

    + Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

    + Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

    + Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

    + Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

    + Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

    + Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.

    3.Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

    – Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn đượ

     – Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

    – Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.

    – Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.

    – Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.

    – Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.

     – Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.

    4.(Trong ảnh)

    1-tai-sao-noi-vai-tro-tieu-diet-sau-bo-co-hai-cua-luong-cu-co-gia-tri-bo-sung-cho-hoat-dong-cua

    Bình luận
  2. 1)Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

    2)+Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

    +Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

    +Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

    +Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

    +Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

    +Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

    3) – Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
    – Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
    – Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
    – Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
    – Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

    4) 

    -Ếch:

    +Phổi: đơn giản, ít vách ngăn

    +Tim: 3 ngăn

    +Thận: giữa

    -Thằn lằn: 

    +Phổi: có nhiều ngăn

    +Tim: 3 ngăn; tâm thất có vách hụt

    +Thận: sau

    Bình luận

Viết một bình luận