1. Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
2. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đánh đầu tiên?
3. Chiến công nổi tiếng của nhân dân nam kì?
4. Thái độ của nhà Nguyễn đối với cuộc xâm lực của thực dân Pháp?
5. Thái độ của nhân dân Nam kì?
1. Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
2. Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đánh đầu tiên?
3. Chiến công nổi tiếng của nhân dân nam kì?
4. Thái độ của nhà Nguyễn đối với cuộc xâm lực của thực dân Pháp?
5. Thái độ của nhân dân Nam kì?
Bạn tham khảo câu tả lời của mình nha^^
1.Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược nước ta:
+Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên
+Việt Nam là ngã ba của Đông Dương rất thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa đường biển
⇒Dễ xâm chiếm,vơ vét của cải dễ mang về chính quốc.
Việt Nam có đông cư dân tri thức thấp đây là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ với số lượng lớn.
2.Vì do vị trí địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:
+Là một hải cảng,sâu rộng,tàu chiến có thể ra vào dễ dàng
+là cổ họng của thành phố huế chỉ cách huế 100 km nếu tấn công được Đà Nẵng thì vượt qua đèo Hải Vân sẽ tấn công vào được Huế.
4.Thái độ của nhà Nguyễn không đánh Pháp mà cho Pháp vào đô hộ và ra đầu hàng trước quân pháp.
5.Thái độ của nhân dân Nam Kì khi triều đình nhà nguyễn không đánh quân xâm lược mà còn kí hiệp ước ra hàng trước quân pháp,và muốn nổi dậy chống quân pháp.
Mình chỉ làm được vậy thôi còn câu 4 mình nhịu mông bạn thông cảm
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!
1)
Nguyên nhân :
– Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
– Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
– Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
2)
Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng: + Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. + Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.
3)
Trong thời gian này, Xử uỷ Nam Kỳ họp nhiều lần, bàn về kế hoạch khởi nghĩa. Trước tinh thần đấu tranh của quần chúng, ảnh hưởng của không khí cách mạng khởi nghĩa Bắc Sơn, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp – nhất là số binh lính đang bị tập trung ở Sài Gòn để chuẩn bị sang chiến trường Pháp – Thái1, Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa vào đêm 22-11-1940.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1940 quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín muồi, nhưng khi đồng chí Phan Đăng Lưu về đến Sài Gòn thì lệnh khởi nghĩa đã đến các địa phương, không hoãn được nữa.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra theo đúng kế hoạch vào đêm 22 rạng 23-11-1940. Khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp các tỉnh từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ, ở Biên Hoà, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, đặc biệt quyết liệt ở Hóc Môn (Bà Điểm, Gia Định), Cai Lậy (Mỹ Tho), Vũng Liêm (Vĩnh Long). Cả vùng nông thôn rung chuyển trước sức mạnh tiến công của quần chúng cách mạng. Nhiều đồn bốt, công sở, đường giao thông… của địch bị phá. Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập tịch thu ruộng đất của địa chủ và phản động chia cho dân cày nghèo, trừng trị bọn phản cách mạng… Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong nhiều cuộc biểu tình và những nơi đã thành lập chính quyền cách mạng.
Do kế hoạch khởi nghĩa bị lộ thực dân Pháp kịp thời đối phó. Chúng lập tức huy động các lực lượng tiến hành một chiến dịch khủng bố trắng cực kỳ tàn khốc. Hàng chục xe chở đầy lính được tung đi săn lùng quân du kích, càn quét các vùng khởi nghĩa. Hai mươi máy bay được huy động đi ném bom các vùng có quần chúng nổi dậy như Năm Thôn, Cai Lậy, Chợ Giữa, Càng Long (Mỹ Tho). Chúng còn dùng dây thép xuyên qua bàn tay hoặc bắp chân người, câu thành từng chuỗi rồi quẳng xuống biển. Trong thời gian từ ngày 23-11-1940 đến ngày 31- 12-1940, ở các tỉnh Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, thực dân Pháp bắt 5.848 người. Hàng ngàn người bị xử tử, bị đày ra Côn Đảo, đi các trại tập trung Tà Lài, Bà Rá.
Lực lượng nghĩa quân ít ỏi còn lại rút về Truông Mít (Thủ Dầu Một), Bình Hoà, Bình Thành trong vùng Đồng Tháp và rừng U Minh để củng cố lực lượng.
Do thời cơ chưa xuất hiện, khởi nghĩa Nam Kỳ đã thất bại. Song, cuộc khởi nghĩa biểu lộ lòng căm thù sâu sắc của nhân dân với đế quốc, tinh thần anh dũng quật khởi của quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cùng với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
4)
– Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
– Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
5)
Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
– Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
– Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.